Xoa bụng bầu không đúng cách có thể dẫn đến sinh non

Không ít người vẫn nghĩ việc xoa bụng thường xuyên sẽ làm tăng mối dây liên kết của tình mẫu tử hoặc làm giảm tình trạng rạn da trong thai kỳ. Ít ai biết rằng việc làm này có thể dẫn đến những “sự cố” không hay.

banner ads

Những lợi ích của việc massage bụng

20467-xoa-bung-bau-5.jpg

Trên thực tế, thai nhi có thể được hưởng lợi thông qua hoạt động massage của mẹ.

Theo các nhà nghiên cứu, massage bụng trong thai kỳ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe của mẹ, giúp thai nhi tăng trưởng tốt và chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình chuyển dạ về sau.

Trên thực tế, thai nhi có thể được hưởng lợi thông qua hoạt động massage của mẹ. Cụ thể, giấc ngủ và mô hình giấc ngủ của trẻ sẽ được cải thiện, giảm tình trạng stress cho thai nhi và nhờ đó bé có thể phát triển một cách khỏe mạnh.

banner ads

Về phần mẹ, massage có thể giúp giảm tình trạng chuột rút vốn rất phổ biến trong kỳ; làm tăng lưu lượng máu; giảm áp lực trên các khớp vốn chịu đựng sự tăng trọng lượng hoặc bị chèn ép. Ngoài ra, đối với quá trình chuyển dạ, massage cũng là bước chuẩn bị khá hoàn hảo để giúp mẹ giảm bớt đau đớn và rút ngắn thời gian sinh nở.

Tuy nhiên, việc massage bụng trong thai kỳ vốn dĩ khác biệt so với việc massage thông thường và khác hoàn toàn với việc xoa bụng thường xuyên.

Massage trong thai kỳ khác biệt ra sao so với việc xoa bụng âu yếm?

20465-xoa-bung-bau-2.jpg

Massage trong thai kỳ cần đến những kỹ thuật chính xác và đặc biệt nhằm giảm căng thẳng không cần thiết ở vùng lưng dưới cho mẹ bầu.

Massage trong thai kỳ cần đến những kỹ thuật chính xác và đặc biệt nhằm giảm căng thẳng không cần thiết ở vùng lưng dưới cho mẹ bầu. Cẩn trọng hơn, việc massage cho mẹ bầu nên được thực hiện bởi các chuyên viên.

Tư thế của thai phụ khi massage là nằm nghiêng hoặc ngửa, tuyệt đối không nằm trực tiếp lên vùng bụng để tránh tác động xấu đến thai nhi.

Trong khi đó, việc xoa bụng không thực hiện theo đúng những động tác kỹ thuật nhất định. Các thai phụ có thể dùng cả bàn tay miết qua miết lại nhiều lần lên thành bụng với hy vọng đứa con bé bỏng có thể cảm nhận được tình yêu của mẹ.

20464-xoa-bung-bau-1.jpg

Việc xoa bụng thường xuyên có thể gây nên những cơn co thắt tử cung.

Vậy nhưng, trái ngược với những mong muốn tốt đẹp, việc xoa bụng thường xuyên có thể gây nên những cơn co thắt tử cung. Nếu sự xuất hiện các cơn co thắt này ngày một nhiều có thể dẫn đến các nguy cơ động thai hoặc sinh non.

Đặc biệt, những đối tượng vốn có tiền sử sinh non, nhau thai bám mặt trước, bị mắc bệnh rối loạn đông máu… hoặc những thai phụ đã bước vào tuần 38, việc xoa bụng thường xuyên cần phải được hạn chế tối đa.

Những "phương án" thay thế cho việc xoa bụng

Nếu muốn gắn kết tình yêu giữa mẹ và con thông qua các giác quan, mẹ có thể kết hợp bằng nhiều phương cách khác nhau:

Trò chuyện

Hãy biết rằng thai nhi có thể lắng nghe lời nói và ghi nhớ giọng nói của bố mẹ ngay từ khi chưa chào đời. Bạn có thể bắt đầu bằng những câu thăm hỏi, chuyện trò và tăng dần với những câu chuyện kể. Đây sẽ là tiền đề quan trọng cho sự gắn kết tình cảm giữa mẹ và con cũng như cho các tiến trình phát triển ngôn ngữ về sau.

Cho bé nghe nhạc

20466-xoa-bung-bau-3.jpg

Âm nhạc được chứng minh đem lại lợi ích tích cực đến sự phát triển trí não và giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn.

Âm nhạc được chứng minh đem lại lợi ích tích cực đến sự phát triển trí não và giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn. Hàng ngày, bạn có thể dành ra khoảng 10-15 phút để cùng bé thưởng thức một vài bản nhạc giao hưởng du dương hoặc hát cho bé nghe một vài bản nhạc bạn yêu thích. Điều này rất có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cần lưu ý âm nhạc chỉ nên được sử dụng với một mức độ vừa phải, nghĩa là vừa đủ nghe và vừa đủ thời lượng để tránh những “tác dụng phụ” ngược lại.

Khi cần thể hiện tình cảm và kích thích xúc giác của bé, mẹ có thể chạm và vuốt ve bé bằng cách di chuyển nhẹ nhàng những đầu ngón tay lần lượt từ trên xuống, từ trái qua và kết hợp trò chuyện cùng bé mỗi lúc như thế.

20463-xoa-bung-bau-4.jpg

Nếu cần thiết phải dùng kem chống rạn da, mẹ cần thoa nhẹ và thật nhanh tay nhất là từ khoảng tháng thứ 7 trở về sau.

Nếu cần thiết phải dùng kem chống rạn da, mẹ cần thoa nhẹ và thật nhanh tay nhất là từ khoảng tháng thứ 7 trở về sau. Tốt nhất, bạn chỉ nên dùng một ngón tay, thoa đều nhẹ nhàng để tránh gây kích thích co thắt.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI