Vượt cạn cùng vợ, tại sao không?

Theo quan niệm của người xưa, sinh đẻ là việc riêng tư của phụ nữ, lúc vợ sinh các đức ông chồng chỉ được ngồi đợi ở phòng chờ cho đến lúc con được sinh ra mà thôi.

banner ads

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà phụ nữ ngày càng có chỗ đứng trong xã hội thì họ luôn muốn chồng mình san sẻ mọi công việc trong cuộc sống, ngay cả lúc “lâm bồn”. Đa phần chị em cảm thấy vô cùng hãnh diện và hạnh phúc khi có chồng bên cạnh lúc vượt cạn.

Có nhất thiết phải vào phòng sinh cùng vợ?

Việc chồng có vào phòng sinh cùng vợ hay không hoàn toàn do tự nguyện hoặc do sự thống nhất riêng của hai vợ chồng bạn.

4469-dua-vo-de.jpg

Vào phòng sinh cùng vợ là thề hiện tình yêu thương và sẻ chia trách nhiệm sinh con cùng vợ

Trên thực tế, có nhiều ông bố khá háo hức khi vợ mang bầu và họ sẵn sàng tham gia các khóa học tiền sản và cảm thấy vô cùng thích thú nếu được vào phòng sinh cùng vợ.

Trái lại, có một số ông bố lại quá nhút nhát, họ không dám chứng kiến cảnh vợ sinh đau đớn, vật vã. Cá biệt hơn có những ông bố ngất tại chỗ khi nhìn vợ sinh.

Ngoài ra, không phải người phụ nữ nào cũng sẵn sàng cùng chồng vào phòng sinh. Nhiều chị em muốn được chồng bên cạnh, giúp đỡ, động viên, tiếp thêm sức mạnh và hơn nữa để được cùng chồng trải qua những khoảnh khắc diệu kỳ khi đứa con chào đời.

Nhưng ngược lại, có nhiều bà mẹ lại rất e ngại và không muốn để chồng cùng vào phòng sinh. Đơn giản, vì họ lo sợ chồng phải chứng kiến khoảnh khắc không mấy đẹp của người phụ nữ lúc sinh…

4419-vuot-can-cung-vo-tai-sao-khong.jpg

Ở bên cô ấy, động viên, an ủi và làm chỗ dựa sẽ giúp cô ấy “vượt cạn” nhẹ nhàng hơn

Vì thế, việc chồng có vào phòng sinh cùng vợ hay không là do tự nguyện của người chồng hoặc cả hai cùng thống nhất với nhau.

Tuy nhiên, nếu cùng vợ trải qua thời gian khó khăn, ở bên cô ấy, động viên, an ủi và làm chỗ dựa sẽ giúp cô ấy “vượt cạn” nhẹ nhàng hơn.

Ở phòng chờ sinh bác sỹ sẽ làm gì?

Khi vợ có dấu hiệu chuyển dạ, cô ấy sẽ cho bạn biết, lúc này cần nhanh chóng đưa vợ vào bệnh viện. Tại đây, các bác sỹ sẽ thăm khám để đưa ra kết luận rằng vợ bạn có thể sinh ngay chưa.

Nếu cổ tử cung bắt đầu mở từ 7- 8 phân nghĩa là vợ bạn sắp sinh. Lúc này, hộ lý sẽ đưa vợ bạn vào phòng đẻ. Khi đã vào phòng đẻ, vợ bạn sẽ được các bác sỹ theo dõi thường xuyên quá trình mở cổ tử cung. Nếu quá trình cổ tử cung, co giãn chậm thì các bác sỹ sẽ tiêm thêm lượng glucose hoặc thuốc để điều hoà và làm tăng sự co bóp.

Tuy nhiên có những trường hợp, những dấu hiệu đau đớn của vợ bạn chỉ là những cơn đau giả, tử cung chưa mở và chưa sẵn sàng để sinh, bạn nên đưa vợ về nhà và có thể vào viện 1 - 2 ngày sau.

Chồng làm gì khi vào phòng sinh cùng vợ?

Khi quyết định vào phòng sinh cùng vợ các đức ông chồng cần thuộc lòng những việc cần làm sau:

-Nếu vợ bạn không phải tiêm thuốc tê, hãy giúp cô ấy làm chủ hơi thở và nghỉ giữa hai đợt co bóp, động viên cô ấy, lấy nước xoa lên mặt hoặc xoa bóp phần dưới lưng cho vợ...

4420-vuot-can-cung-vo.jpg

Khi con chào đời, bạn hãy đứng phía sau cô ấy để không phải chứng kiến cảnh “hãi hùng”

-Nếu vợ bạn quyết định dùng thuốc tê, ngay sau khi cổ tử cung mở vừa đủ, bác sĩ gây mê sẽ dùng một mũi kim mảnh và dài để truyền chất gây tê đến tận gốc thần kinh, khoảng từ 5 -10 phút sau khi được truyền chất này, cô ấy vẫn cảm thấy các cơn co bóp nhưng không còn thấy đau nữa. Bạn có thể tiếp tục nói chuyện với cô ấy về việc đặt tên cho con chẳng hạn…

-Khi vợ bắt đầu rặn đẻ, bạn hãy giúp cô ấy nằm ở tư thế thuận lợi để dễ thở và rặn vào lúc cần. Việc này sẽ diễn ra nhanh chóng, chỉ vài phút sau bạn đã có thể nghe tiếng khóc chào đời của con.

-Khi con chào đời, bạn hãy đứng phía sau cô ấy để không phải chứng kiến cảnh “hãi hùng”. Bạn có thể dùng máy quáy camera hoặc máy chụp ảnh ghi lại những khoảnh khắc đầu tiên diệu kỳ của hai mẹ con.

Chứng kiến những khoảng khắc đầu tiên khi con chào đời luôn là niềm hạnh phúc bất tận của mọi ông bố, bà mẹ. Vì thế, tại sao các ông bố không cùng vợ “lâm bồn” để ghi dấu những phút giây tuyệt vời đó.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI