Viêm VA ở trẻ em có nên nạo hay không?

Viêm VA ở trẻ em là một trong nhưng bệnh lý được quan tâm hàng đầu, trong những bệnh lý trẻ em. Thống kê cho thấy, đến 10% số trẻ em trong cả nước bị viêm VA do bị nhiễm khuẩn và tái phát nhiều lần gây biến chứng.

banner ads

Viêm VA ở trẻ em là một bệnh lý về tai mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 1 đến 6 tuổi, nhất là với các bé ở lứa tuổi mẫu giáo, do môi trường sinh hoạt chung tập thể, nên các bé dễ lây cho nhau. Viêm VA không đe dọa đến tính mạng của trẻ nhưng dễ tái phát lại, và gây ra nhiều biến chứng đến các cơ quan khác trên cơ thể, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển về tinh thần, thể chất của trẻ.

1. Cùng tìm hiểu về viêm VA ở trẻ em 

benh va o tre em
Viêm VA ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến - Ảnh Internet

Viêm VA ở trẻ em hay còn gọi là sùi vòm mũi họng, V.A là chữ viết tắt của tiếng Pháp Vesgestation Adeoides, VA có từ khi trẻ mới vừa sinh ra, là một tổ chức lympho có bản chất giống như amidan . VA dày khoảng 2 -3mm, không gây ảnh hưởng gì tới hô hấp và phát triển của trẻ, đến khoảng 10 tuổi thì VA sẽ bị teo dần lại và chỉ còn lại một dấu vết nhỏ ở tuổi dậy thì.

VA nằm ở nóc vòm mũi họng, không khí khi lưu thông từ bên ngoài vào sẽ phải tiếp xúc và đi qua những phiến lá VA rồi mới xuống họng và vào phổi. Khi không khí có chứa vi khuẩn đi qua VA thì những vi khuẩn này sẽ bị giữ lại và cơ thể sẽ tự động sản sinh ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn, chống cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Do thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn, nên VA thường bị viêm và gây nên nhiều biến chứng.

2. Các biểu hiện của viêm VA ở trẻ em

benh va o tre
Biểu hiện viêm VA ở trẻ em - Ảnh Internet

Có 2 loại viêm VA ở trẻ em là viêm VA cấp tính và viêm VA mãn tính.

  • Viêm VA cấp tính : Xảy ra với các trẻ có độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi, biểu hiện của viêm VA ở trẻ em khá đột ngột, các bé sẽ bị sốt cao kèm theo là sổ mũi, chảy nước mũi nhầy và dẫn đến chảy mũi mủ. Do bị ngạt mũi nên trẻ sẽ phải há miệng để thở và xuất hiện tiếng ngáy, biểu hiện này rất dễ phát hiện thấy. Đối với những trẻ còn bú mẹ, khi bị VA thì các bé sẽ không thở được khi bú, trẻ sẽ quấy khóc vì phải nhả vú mẹ ra để hít thở.

Bên cạnh đó, ở trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng ho, ho có thể xuất hiện muộn hơn, tùy vào mức độ mà trẻ sẽ ho khan hay ho có đờm. Có thể gây nên biến chứng về viêm phế quản nên ho có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, trẻ sẽ có biểu hiện mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc và khó thở, hơi thở sẽ bốc mùi hôi khó chịu.

  • Viêm VA mãn tính : Do viêm VA cấp tính bị xơ hóa và quá phát nên tạo thành viêm VA mãn tính. Kích thước của VA khi bị viêm sẽ tăng lên, gây hẹp cửa mũi, không khí khi đi qua mũi sẽ bị cản lại và lượng không khí vào phổi cũng sẽ bị giảm, gây thiếu oxy để cung cấp cho não. Trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi thường xuyên và kéo dài, mũi bị nghẹt phải thở bằng miệng, ngủ không ngon giấc, phát ra tiếng ngáy và có những lúc sẽ bị ngưng thở khi ngủ , cực kỳ nguy hiểm. Nếu viêm VA mãn tính kéo dài và không được điều trị thì trẻ sẽ bị thiếu oxy lên não và cung cấp cho cơ thể, gây nên những biến chứng khôn lường.
soothe crying baby
Trẻ quấy khóc và mệt mỏi, biểu hiện điển hình của viêm VA ở trẻ em - Ảnh Internet

3. Nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ em

VA nằm ngay cửa khoang mũi, không khí lưu thông từ bên ngoài mang theo những vi khuẩn và bụi bặm bám vào VA, làm cho nó thường xuyên bị viêm nhiễm, ảnh hưởng đến những hoạt động bình thường của trẻ. Nguyên nhân chính gây nên viêm nhiễm là do các loại virus như: hemophilus, rhinovirus, virus cúm,...

Ngoài ra, VA còn chịu ảnh hưởng từ các nguyên nhân khác như thời tiết, cơ địa, bụi bặm và khói thuốc,…

4. Các biến chứng của viêm VA ở trẻ em

500x329xbe bi viem hong hat 5 pagespeed ic c0ytjpymih
Biến chứng của bệnh VA ở trẻ em - Ảnh Internet

Viêm VA ở trẻ em không được phát hiện và điều trị đúng cách thì cũng như các bệnh trẻ em khác, đều có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, cụ thể như: 

  • Do bị thiếu oxy lên não nên trẻ sẽ bị chậm phát triển về mọi mặt, trẻ sẽ biếng ăn , chậm chạp, cơ thể gầy gò không phát triển, đãng trí, thiếu tập trung, …
  • Trẻ sẽ thường xuyên bị nghẹt mũi, ho khan, há mồm để thở, ngáy khi ngủ,…
  • Biến chứng nặng nề nhất là bị viêm thanh quản và viêm phế quản, ở trẻ xuất hiện những cơn khó thở đột ngột về đêm, bị viêm phế quản rất dễ dẫn tới bị hen phế quản và gây nên những tác hại nặng nề.
  • Ngoài ra còn rất nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm đường tiêu hóa, viêm khớp, viêm cầu thận cấp,…
  • Viêm VA mãn tính còn có thể để lại những biến chứng nặng nề như là biến dạng lồng ngực và lưng của trẻ.
be cham phat trien ngon ngu
Trẻ chậm phát triển, biến chứng của bệnh VA ở trẻ em - Ảnh Internet

5. Điều trị viêm VA ở trẻ em như thế nào

Với các trường hợp bị viêm VA cấp tính, chỉ cần điều trị bằng thuốc ho, sốt, sổ mũi,.. bình thường và tăng cường chất dinh dưỡng cho trẻ bằng các bữa ăn ngon, bổ dưỡng, để tăng sức đề kháng cho trẻ. Giữ sạch sẽ, vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách rửa nước muối và hỉ sạch những bụi bẩn trong lỗ mũi.

giu sach mui
Giữ sạch mũi cho trẻ để phòng ngừa bệnh VA ở trẻ em - Ảnh Internet

Với những trường hợp viêm VA mãn tính, cần phải đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Đối với trẻ bị viêm VA nặng, mũi bị nghẹt hoàn toàn, bị biến chứng nặng thì nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để được bác sĩ điều trị và can thiệp bằng phẫu thuật nạo VA.

6. Phòng ngừa viêm VA ở trẻ em như thế nào?

Để phòng ngừa viêm VA ở trẻ em, các mẹ phải chú ý vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng cho trẻ. Thường xuyên cho trẻ hỉ mũi, để mũi trẻ được thông thoáng và dễ thở hơn. Tuy nhiên các mẹ phải rửa mũi cho trẻ một cách đúng đắn nhé, nếu không sẽ bị tổn thương đến mũi của trẻ, gây nên những biến chứng nguy hiểm khác.

Các mẹ cũng phải lưu ý để giữ ẩm và giữ ấm cho trẻ vào mùa đông , cung cấp đầy đủ cho trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết và tránh cho bé tiếp xúc nơi đông người, bụi bẩn, khói thuốc, …

giu sach se cho tre
Các mẹ nhớ chú ý giữ sạch sẽ cho trẻ - Ảnh Internet

7. Có nên nạo VA không?

Nếu trẻ bị viêm VA cấp tính, thì mẹ có thể tích cực điều trị cho trẻ bằng các lọai thuốc thông thường để trẻ mau khỏi và không để lại biến chứng.

Đối với những trẻ bị viêm VA mãn tính, tùy mức độ của bệnh ra sao mà các bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra chẩn đoán có nên nạo VA hay không. Và nếu có nạo VA trong các trường hợp cần thiết, thì việc này cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến trẻ, vì nếu VA đã bị viêm mãn tính mà giữ lại, thì VA cũng không thực hiện được chức năng của mình, mà còn gây ảnh hưởng đến cơ thể và gây ra những biến chứng nguy hiểm.

đưa bé đi khám
Đưa bé đến các bác sĩ chuyên môn để khám - Ảnh Internet

Viêm VA ở trẻ em tuy không nguy hiểm nhưng sẽ để lại nhiều biến chứng, nếu không điều trị tích cực và dứt điểm. Khi con bị viêm VA thì không phải mọi trường hợp đều phải nạo, việc nạo VA sẽ tuân theo chẩn đoán chỉ định của bác sỹ chuyên môn, ở các trường hợp thực sự cần thiết. Cuối cùng, mẹ hãy quan tâm kỹ hơn sức khỏe tai mũi họng của trẻ và đưa trẻ đi khám trực tiếp, nếu thấy bé có biểu hiện viêm VA nhằm có hướng điều trị nhanh chóng, để không ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của trẻ mẹ nhé. 

Kiều Duyên tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI