Mẹo hay trị viêm nhiễm và khó chịu thường ngày cho bé yêu

Các viêm nhiễm do côn trùng đốt, hăm tã hoặc những khó chịu do đau bụng, khó ngủ có thể ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ và khả năng măm sữa của con. Mặc dầu tất cả những điều này rất hay gặp nhưng không phải mẹ nào cũng biết cách giúp con yêu của mình dễ dàng vượt qua tất cả.

banner ads

1. Khi bé bị côn trùng đốt

8029-tri-viem-nhiem-cho-tre-nho-4.jpg

Trẻ nhỏ rất dễ bị nổi dát do côn trùng đốt.

Trẻ nhũ nhi nói riêng và trẻ dưới 1 tuổi nói chung có một cấu trúc da cực kỳ nhạy cảm. Do đó, những vết côn trùng đốt có thể dẫn đến viêm da nếu không biết cách chăm sóc. Mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau:

- Dùng tinh dầu trà xanh đem trộn với một vài giọt dầu oliu và thoa lên vùng da bị côn trùng đốt. Vết đốt nhờ đó sẽ không bị sưng lên và làm độc.

- Pha loãng một ít nước cốt chanh với muối và giấm táo, đem xát vào vết đốt. Ngay lập tức, trẻ sẽ hết ngứa.

- Bạc hà có chất làm mát và dịu vết thương, bạn có thể dùng nó để giúp bé giảm ngứa và tránh sưng.

- Khi bé bị cháy nắng, nhựa của cây nha đam có thể giúp bé hết xót.

2. Khi bé bị hăm tã

8030-tri-viem-nhiem-cho-tre-nho-5.jpg

Thay tã cho bé 2 tiếng một lần hoặc nhiều hơn nếu bé đi tiêu, tiểu nhiều.

Hăm tã nặng có thể khiến trẻ bứt rứt, khó chịu ảnh hưởng đến việc măm sữa và ngủ nghỉ của bé. Nhưng thật may mắn là nó có thể chữa trị và phòng ngữa dễ dàng.

- Thay tã cho bé 2 tiếng một lần hoặc nhiều hơn nếu bé đi tiêu, tiểu nhiều.

- Khi có dấu hiệu bị hăm, mẹ phải dùng các loại gel hoặc kem trị hăm được các chuyên gia khuyên dùng để trị cho bé đến khi hết hẳn.

- Nấu nước trà xanh tắm bé có thể làm dịu vết hăm và giúp vùng da hăm mau lành.

- Song song với những cách trên, mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng và thoáng mát.

3. Khi bé đau bụng

Trẻ nhũ nhi và bé dưới 1 tuổi chưa biết nói nên có thể khóc do đau bụng mà bố mẹ không hiểu. Sau khi loại trừ những khả năng bé khóc do nhu cầu ăn, uống, ngủ, thay tã... mẹ có thể nghĩ đến khả năng bé bị đau bụng.

Trước hết, mẹ hãy massage bụng cho bé để bé dễ chịu hơn. Lưu ý tránh những thức ăn dễ gây dị ứng phổ biến như: trứng, café, hành, tỏi, lạc, bơ… nếu đang cho con bú.

Tiếp đến, mẹ hãy quan sát bé, nếu:

8035-tri-ham-ta-cho-tre.jpg

Massage giúp bé xì hơi để khỏi đau bụng.

- Bé đau bụng đồng thời bụng căng trướng: Mẹ hãy dùng gạc, đem thấm nước ấm và massage lên vùng bụng của bé. Có thể thay thế bằng một chai nước ấm lăn đều lên mặt bụng. Nếu bé xì hơi được, bụng bé sẽ xẹp bớt và đỡ đau bụng hơn.

- Bé đau bụng có nôn ói: Khi bé ói nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất nước rất nguy hiểm. Vì thế mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước hoặc bổ sung thức ăn loãng như soup. Nhiều khả năng trẻ có thể ngộ độc do thực ăn bị nhiễm khuẩn. Để tránh vượt quá tầm kiểm soát, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

4. Khi bé bị ngứa

Da trẻ rất nhạy cảm, nó có thể khiến bé ngứa khi gặp các kích ứng do côn trùng đốt hoặc dị ứng. Vì thế mẹ hãy giúp bé:

8027-tri-viem-nhiem-cho-tre-nho-1.jpg

Dùng kem trị ngứa dành cho trẻ em để thoa cho bé.

- Tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm, dùng kem trị ngứa dành cho trẻ em để thoa cho bé.

- Mặt khác, có thể dùng miếng vải mỏng và cho vào đó một ít bột yến mạch. Sau đó, mẹ cuộn tròn lại giống một quả banh và lăn lên vùng da bị ngứa.

- Mỗi ngày, mẹ có thể duy trì tắm rửa cho bé bằng nước mướp đắng hoặc sài đất tươi. Với sài đất, bạn có thể giã nát và dùng đắp lên chỗ sưng tấy. Tuy nhiên, không nên áp dụng cho vết ngứa đã lở.

- Ngoài ra, bạn nên tránh để con tiếp xúc trực tiếp với xà phòng có độ kiềm cao và các hóa chất dễ gây kích ứng. Đồng thời, không nên cho con ăn những thức ăn dễ dị ứng như hải sản, trứng.

5. Khi bé khó ngủ

8028-tri-viem-nhiem-cho-tre-nho-3.jpg

Bé khóc đêm có thể do thiếu canxi.

Giấc ngủ khó khăn của bé có thể là nguyên nhân những mệt mỏi của bố mẹ. Bạn có thể khắc phục bằng cách:

- Cho trẻ uống sữa ấm có tác dụng an thần trước khi vào giấc ngủ.

- Cho trẻ tắm với một vài giọt tinh dầu để giúp trẻ thư giãn.

- Massage bằng tinh dầu cho trẻ trước khi ru trẻ vào giấc ngủ.

- Nhiều bé khóc đêm và khó ngủ do cơ thể thiếu hụt canxi. Bạn có thể chắc chắn hơn nếu quan sát thấy trẻ đổ mồ hôi và bứt rứt trong đêm. Trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đi khám.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI