1. Bệnh viêm tai giữa nguy hiểm như thế nào?
Theo các bác sĩ, bệnh viêm tai giữa nếu phát hiện kịp thì có thể được điều trị dễ dàng và dứt điểm. Tuy nhiên, thông thường người nhà trẻ thường chủ quan và không phát hiện bệnh kịp thời dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Gây mất thính lực lâu dài: Nguy cơ trẻ bị mất khả năng nghe chiếm tỉ lệ rất cao. Lúc này, mặc dù nước nhầy tụ sau màng nhĩ sẽ dần dần bị hết đi nhưng nước này cũng có thể tồn tại nơi tai giữa và sau một thời gian dài sẽ dẫn đế phá hư màng nhĩ và gây điếc vĩnh viễn.
- Trẻ bị thủng màng nhĩ do phát hiện muộn. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hội chứng nội sọ như viêm màng não hay áp xe não, làm tăng nguy cơ tử vong nếu xử lý chậm trễ.
Chính vì những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tai giữa gây ra, cha mẹ cần thường xuyên chú ý đến tình trạng sức khỏe của trẻ và phát hiện, điều trị kịp để phòng biến chứng.
2. Vì sao trẻ bị viêm tai giữa thường chảy mủ?
Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm lâu ngày trong tai và khi viêm tai, trẻ ngoài cảm giác bị đau, ngứa rát sưng tấy sẽ thấy có dịch mủ chảy ra. Mủ này có màu vàng đục, hôi và rất khó chịu.
Mủ trong tai thường xuất hiện ở giai đoạn 2 của bệnh sau giai đoạn xung huyết. Và thông thường ở giai đoạn đầu cha mẹ rất khó phát hiện được mủ trong tai của trẻ. Thường khi mủ chảy ra ngoài mới biết và đưa trẻ đi khám. Đặc biệt trẻ dưới 1 tuổi nói chưa sõi cha mẹ sẽ càng phát hiện bệnh muộn hơn so với trẻ lớn.
Tại sao mủ lại xuất hiện trong tai giữa? Nguyên nhân chính để hình thành mủ trong tai giữa là viêm tai giữa mủ. Mủ xuất hiện trong tai giữa là do niêm mạc tai giữa bị viêm, tăng tiết dịch. Môi trường này của tai giữa sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn trong tai hoặc từ mũi/ họng và phát triển hình thành mủ. Hoặc mủ có sẵn từ mũi họng đi qua vòi tai và vào tai giữa khi xì mũi không đúng cách.
3. Trẻ bị chảy dịch tai có gây nguy hiểm?
Cha mẹ thường lo lắng khi dịch tai của trẻ bắt đầu chảy ra và lo sợ trẻ sẽ bị điếc nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.
Nếu trẻ bị viêm tai giữa, dịch ứ nhiều quá sẽ khiến màng nhĩ phồng lên và đến một lúc nào đó màng nhĩ sẽ bị thủng do áp lực. Hiện tượng này giống như bong bóng bị nổ vì bơm quá nhiều khí. Tuy nhiên, màng nhĩ không bị bể như bong bóng mà chỉ bị xì một lỗ thôi. Khi màng nhĩ bị thủng một lỗ nhỏ thì dịch theo đó sẽ thoát ra khỏi tai và khi dịch chảy ra khỏi tai thì màng nhĩ sẽ trở lại vị trí bình thường và lành lại sau vài ngày.
Tình trạng này không hề ảnh hưởng đến việc nghe của trẻ. Vỡ màng nhĩ mà gây ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ chỉ trong trường hợp màng nhĩ bị tét ra do sang chấn lớn (dạng như bom nổ).
Ngoài ra, không phải trẻ nào bị viêm tai giữa cũng gây thủng màng nhỉ. Theo thống kê, có khoảng 20% trẻ viêm tai giữa bị chảy dịch tai, còn đa số trường hợp không thấy dịch. Và nếu cha mẹ thấy dịch chảy ra màu vàng hoặc đục như nước vo gạo là do ráy tai không hề gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
4. Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
Nguyên nhân
- Trẻ bị cảm do siêu vi, vi khuẩn xâm nhập vào co thể khiến hệ thống niêm mạc, mũi họng, ống thông từ tai giữa xuống họng bị phù nề lên và gây viêm tai giữa.
- Trẻ dưới 1 tuổi đi nhà trẻ cũng dễ bị viêm tai giữa.
- Trong gia đình có người hút thuốc khiến trẻ hút thuốc bị động và ảnh hưởng đường hô hấp.
- Yếu tố môi trường thường gặp nhất là nhiễm trùng đường hô hấp, rối loạn chức năng với vòi nhĩ.
Cách phòng bệnh
- Tránh cho trẻ tiếp xúc bị động với khói thuốc vì đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ở trẻ. Nếu người nhà đi từ những nơi có người hút thuốc thì cần phải thay đổi, rửa tay sạch sẽ mới được ôm trẻ hay tiếp xúc với trẻ.
- Không nên cho trẻ nằm bú bình, tích cực cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt. Trẻ bú mẹ trực tiếp vẫn có thẻ bú nằm mà không sợ viêm tai giữa bởi cấu tạo bầu ngực không khiến cho tia sữa đi thẳng trực tiếp ra phía sau tai giữa của trẻ. Thêm vào đó, trẻ bú mẹ sẽ có những kháng thể giúp giảm nguy cơ bị cảm, viêm nhiễm, viêm tai giữa...
- Nên chích ngừa cúm cho trẻ vì một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm tai giữa là trẻ bị cúm. Chích ngừa cúm sẽ giúp giảm tần suất trẻ bị cúm và giảm biến chứng viêm tai giữa.
- Vệ sinh tay chân cho sạch sẽ trước khi chăm sóc hay tiếp xúc với trẻ, không hôn vào mặt trẻ.
- Khi trẻ bị bệnh đến bác sĩ, nên yêu cầu bác sĩ khám tai để phát hiện bệnh sớm và điều trị tốt.
Yeutre.vn (Tổng hợp)