Vì sao trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều hơn vào ngày thứ 2 sau sinh, mẹ nên xử lý thế nào?

Nếu ngày đầu sau sinh, mẹ cảm thấy vô cùng hài lòng khi đón con yêu. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ không còn tuyệt vời như ngày đầu tiên nữa, trẻ sẽ bắt đầu quấy khóc cả đêm, không ngủ và bú liên tục.

banner ads

Vì sao lại có hiện tượng này và mẹ cần làm gì để trẻ ăn ngon, ngủ kỹ trở lại? Cùng tìm hiểu nhé.

1. Vì sao trẻ thường quấy khóc nhiều vào ngày thứ 2 sau sinh?

tre so sinh khoc
Trẻ sơ sinh khóc rất nhiều vào ngày thứ 2 sau sinh

Hiện tượng này còn được gọi là "hội chứng đêm thứ 2". Theo các chuyên gia, hầu hết sau ngay khi sinh, trẻ sơ sinh sẽ ngủ sâu trong 24 giờ đầu tiên chào đời để lấy lại sức. Đó là lí do trẻ ngủ rất ngoan trong ngày đầu và cha mẹ đều tin rằng trẻ là một đứa bé dễ chịu.

Tuy nhiên, ngay sau 24 giờ đó, khi thức dậy vào đêm thứ 2 trẻ sẽ nhận ra rằng môi trường sống của mình đã thay đổi. Bé nhận ra mình không còn trong bụng mẹ ấm áp và an toàn nữa, thay vào đó là môi trường tiếng động, ánh sáng, âm thanh, mùi vị mới khiến trẻ lạ lẫm và khó chịu, quấy khóc, không chịu ngủ cả đêm, thậm chí là bú mẹ liên tục để tìm kiếm sự an toàn.

Một số mẹ sẽ thấy, sau khi cho con bú được vài phút, bé ngủ và thức dậy lại quấy khóc, đòi bú tiếp. Người mẹ gần như không có thời gian nghỉ ngơi và chỉ tập trung cho con bú, dỗ bé khóc trong rất nhiều giờ liền. Thậm chí, nhiều mẹ còn nghĩ mình không đủ sữa nên bé đói, tuy nhiên, sự thật thì không phải vậy, đơn giản là bé cảm thấy không an toàn mà thôi.

Một trong những biểu hiện của hội chứng đêm thứ 2 ở trẻ như:

- Trẻ bú liên tục.

- Trẻ từ chối ở bên mẹ.

- Trẻ quấy nhiều hơn so với đêm đầu tiên.

2. Mẹ nên xử lý thế nào trong tình huống này?

cho tre bu me
Mẹ hãy ôm ấp vỗ về và cho trẻ bú nhiều hơn

Với những ai lần đầu làm mẹ hẳn sẽ vô cùng bối rối, lo lắng về điều này. Nếu mẹ xử lý không tốt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần người mẹ và em bé. Do đó, trong tình huống này, mẹ nên làm những điều sau:

- Đừng lo lắng quá nhiều về việc bé khóc vì nguyên nhân là do bé chưa quen với môi trường sống mới, không phải bé đói và cũng không phải do bé bị bệnh. Mẹ hãy cho bé bú để xoa dịu bé. Nên dành nhiều cử chỉ âu yếm để bé cảm thấy được yêu thương và an toàn. Điều này giúp phát triển sự tự tin của bé.

- Không nên để quá nhiều người đến thăm bé, hãy từ chối họ khéo léo vì quá nhiều người đến khiến bé cảm thấy căng thẳng. Bởi vì bé cảm thấy quá nhiều tiếng nói, mùi vị khác nhau và bé không thấy an toàn. Hãy cho bé thời gian làm quen dần với môi trường và mọi người xung quanh, đồng thời mẹ cũng sẽ có thời gian để nghỉ ngơi.

- Cho bé nghe lại bản nhạc bạn đã nghe trong thai kỳ. Chúng sẽ gợi nhớ cho bé những kỷ niệm hạnh phúc và cảm giác ấm cúng khi còn trong bụng mẹ. Bởi vì bé có thể nhận ra nhịp điệu quen thuộc và thấy thoải mái hơn.

- Hãy nhờ người thân giúp đỡ như ở lại qua đêm để chăm sóc bé giúp bạn. Hãy nhớ rằng, thời gian sẽ làm mọi thứ tốt hơn và qua giai đoạn này bé sẽ ngủ ngoan, bớt quấy hơn, do đó mẹ không cần quá lo lắng.

- Đừng bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo về bệnh ở trẻ. Ví dụ mẹ thấy bé khóc quá mức, buồn ngủ, giảm cân, vàng da... thì hãy thông báo ngay với bác sĩ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI