Có người nghiêm cấm, đe dọa đưa ra những hình phạt nặng nề, cương quyết không trả nợ cho con nhưng lại có bậc phụ huynh sẵn sàng trả mọi món nợ mà con mua chịu.
Để mua sắm những món đồ yêu thích, nếu cha mẹ không đáp ứng yêu cầu trẻ có thể cầm cố đồ dùng trong nhà để mua
Có lẽ mỗi người sẽ có những lý do cũng như cách dạy con riêng để đưa ra những cách xử lý phù hợp. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên khi con mua nợ, vay nợ hoặc dùng đồ vật khác để cắm nợ các bậc phụ huynh nên khéo léo xử lý như sau:
1. Chỉ trả tiền cho lần đầu tiên con con mắc nợ và chia sẻ với "chủ nợ" về việc giáo dục con của gia đình bạn. Từ đó nhắc chủ nợ không cho trẻ mua chịu hoặc cầm cố đồ vật để mua hàng trong những lần sau. Và cương quyết không trả nợ cho con những lần tiếp theo nếu con tự ý mua đồ hoặc cầm cố đồ dùng để mua món đồ mình thích.
2 .Đưa ra những hình phạt nghiêm khắc nếu trẻ tiếp tục phạm sai lầm để giúp trẻ hiểu được những việc mình đang làm là không đúng. Và đừng quên nói với con rằng nếu con cần thứ gì đó hãy nhờ sự giúp đỡ của bố mẹ. Nếu những thứ con cần là thỏa đáng bố mẹ sẵn sàng mua cho ngay.
Cha mẹ cần nhẹ nhàng khuyên ngăn con
3. Nói cho trẻ biết mặt trái của việc mua nợ và cầm cố đồ đùng trong nhà để đổi lấy những món đồ trẻ thích. Thứ nhất con chưa có khả năng chi trả, do đó việc thiếu nợ sẽ nảy sinh ra nhiều thói quen xấu. Nếu không được bố mẹ cho tiền trả con có thể vay bạn bè, nếu không được sẽ trộm tiền của người khác. Điều này sẽ khiến con trở thành một người xấu bị bạn bè, thầy cô xa lánh và chê cười.
4. Cần phối hợp chặt chẽ với các thầy cô giáo để thống nhất trong cách giáo dục trẻ. Và đề nghị nhà trường, cô giáo kể những câu chuyện răn đe, nhắc nhở học sinh trước lớp để các con biết không dám tái phạm.
5. Dạy con biết cách quản lý và chi tiêu tiền hợp lý. Ví dụ bạn có thể đưa cho con tự số tiền tiêu vặt trong 1 tuần, 1 tháng để con tự quản lý và chi tiêu. Và nếu có phát sinh cha mẹ cũng không được cho con thêm tiền mà hãy chỉ cho con cách tự kiếm tiền. Đó là cách để rèn cho trẻ thói quen chi tiêu khoa học và biết quản lý tài chính của bản thân.
Hãy cho trẻ quyền tự quản lý và chi tiêu tiền tiêu vặt của bé
6. Nếu trẻ có dấu hiệu chống đối các bậc phụ huynh nên nhẹ nhàng khuyên bảo, động viên con từ từ sửa đổi không nên nóng vội, chì chiết trẻ. Đây là vấn đề tế nhị nên phụ huynh cần kiên trì, nhỏ nhẹ mới mong thay đổi thói quen xấu của con.
Yeutre.vn