Truyền 8 kinh nghiệm quý giá cho bố khi làm người hỗ trợ vợ sinh con

Chắc chắn các bố sẽ rất lóng ngóng trong vai trò làm người hỗ trợ sinh cho vợ mình. Nhưng đừng lo vì những hướng dẫn sau đây, bạn sẽ giúp bạn bớt ngỡ ngàng hơn.

banner ads

49015-nguoi-ho-tro-sinh-2.jpg

Khi làm người hỗ trợ sinh cho vợ, bạn phải chuẩn bị rất nhiều thứ

1. Người hỗ trợ sinh đóng vai trò rất quan trọng để một sản phụ có được những trải nghiệm sinh tích cực hơn. Nếu đã xác định bạn sẽ người bên cạnh vợ trong lúc nàng lâm bồn, bạn nên trang bị cho mình đầy các kiến thức cơ bản nhất, tình cảm và một nền tảng thể chất khỏe mạnh.

2. Khi tìm hiểu về quá trình sinh nở, cac sẽ khám phá ra sức mạnh của chính mình trong vai trò người hỗ trợ sinh. Có như vậy, bạn sẽ dễ dàng quyết định cách mình góp phần cho sự chào đời của con yêu. Bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ cơ bản nhất từ các chuyên viên, thực hành nhiều hơn cùng với các học viên khác hoặc dành nhiều thời gian hơn để được ở bên cạnh vợ và hun đúc tình yêu trong lúc những người khác bắt tay vào việc chuẩn bị. Một người hỗ trợ sinh cũng là người phải trợ giúp sản phụ bằng mọi cách. Do đó, trước hết bạn phải thoải mái, thậm chí tươi cười dù trong bất cứ vai trò nào.

49016-nguoi-ho-tro-sinh-3.jpg

banner ads

Khi muốn chợp mắt, bố nên nhờ người trông coi giúp nhé!

3. Cho dù bạn quyết định hỗ trợ sinh đơn giản vì không ai thay thế hay bởi tình yêu lớn lao dành cho người bạn đời thì bạn luôn luôn phải tạo ra sự khác biệt. Nói cách khác, các ông bố phải là một phần của vợ khi nàng lâm bồn, là người hiểu rõ nhất nàng muốn gì, giải thích được dấu hiệu của vợ đưa ra và truyền đạt ước muốn của cô ấy cho những người khác. Sự gắn kết giữa bạn với vợ mình trong suốt thời gian chung sống sẽ chứng minh cả hai là “cặp đôi hoàn hảo”.

4. Để chăm sóc cho một sản phụ trong cơn chuyển dạ, trước tiên bạn cũng phải chăm sóc cho chính mình. Hãy ăn nhẹ một vài món khi có thể để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên mặc quần áo thoải mái và gởi các y tá chăm sóc vợ thay mình trong khi bạn cố chợp mắt.

5. Ngoại trừ trường hợp sinh tại nhà, nghĩa là bạn đang ở trong một khung cảnh quen thuộc với những người xa lạ. Bằng không, hãy nhờ một người hỗ trợ sinh để được hỏi trực tiếp và lắng nghe ý kiến của những người có chuyên môn khi ở bệnh viện.

6. Hãy chuẩn bị tâm lý để trải nghiệm những cảm xúc mạnh mẽ nhất trong đời. Thông thường, một ông bố, đồng thời cũng là người hỗ trợ sinh sẽ rất kinh ngạc, thậm chí sốc khi trải qua những cảm xúc mạnh mẽ đan xen giữa tình yêu và sự sợ hãi nơi người phụ nữ tuyệt vời đã đi qua đời mình.

7. Không ai khác chính bố và mẹ là những người có tiếng nói quen thuộc nhất đối với trẻ sơ sinh. Khi bạn nói chuyện với bé, bé sẽ có cảm giác an toàn và bình tĩnh trở lại sau những sợ hãi ban đầu. Cái ẵm bế và vỗ về của bố cũng có hiệu ứng tích cực đối với quá trình thích nghi của bé với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, vuốt ve cũng sẽ làm giảm kích thích tố gây ra căng thẳng để nhờ đó cải thiện nhịp thở và điều chỉnh thân nhiệt cho bé.

8. Các giai đoạn hậu sản là chuỗi đan xen giữa những khoảnh khắc vui vẻ và khó khăn tưởng như lên đến đỉnh điểm. Sự bị động do không đoán trước những thay đổi của bé từng ngày đôi khi có thể đặt bạn trong rất nhiều tình huống khó khăn.

49014-nguoi-ho-tro-sinh-1.jpg

Sau tất cả là khoảnh khắc bình yên bên vợ con

Nhưng điều quan trọng nhất là bạn có thể tận hưởng những giây phút hạnh phúc êm ả bên bé và vợ sau khi đỉnh điểm của sự khó khăn rơi xuống, điều mà tất cả chúng ta đều gọi là phép lạ.

Yeutre.vn

Nguồn: FP

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI