những bí kíp chăm sóc em bé sơ sinh dưới đây nhé!
1. Cách quấn khăn cho bé
Em bé sơ sinh vừa mới chào đời chưa thể quen với môi trường và khí hậu bên ngoài vì thế trẻ cần được ủ ấm bằng cách quấn khăn quanh người bé. Để quấn khăn cho bé các bố cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Trải tấm khăn vuông đã gấp làm đôi lên giường hoặc trên bề mặt phẳng. Tốt nhất nên chọn chất liệu mềm mại, khăn mỏng và có thể co giãn được tránh dùng chăn bông hoặc khăn có nhiều lông thú hoặc nhiều chi tiết rườm rà. Đặt bé nằm ngửa lên trên chiếc khăn, đầu đặt ở đường chéo chiếc khăn vừa gấp.
Bước 2: Đặt tay bé chéo trên ngực sau đó gấp góc phải của khăn phủ qua tay trái của bé, rồi nhét góc phải của chiếc khăn dưới nách phải của bé. Gấp góc phía dưới của khăn trùm qua chân của bé, sau đó nhét góc dưới chăn vào phần nách phải của bé.
Bước 3: Gấp phần góc trái của chăn trùm qua tay phải bé. Nhét góc trái của chăn sau lưng trẻ.
2. Cách bồng bế em bé
Đa phần các bố đều lo lắng nếu bế bé không cẩn thận em bé sẽ bị tuột khỏi tay hoặc có thể làm tổn thương bé. Dưới đây là các bước bồng bế em bé sơ sinh dành cho bố mẹ trẻ:
Bước 1: Nhấc bé lên
Bố đứng đối diện với bé rồi nhẹ nhàng luồn tay xuống bả vai của bé. Đồng thời đặt lòng bàn tay sau cổ bé, dùng các ngón tay để đỡ phần đầu của bé. Cánh tay còn lại đỡ phần mông của bé. Sau đó nhẹ nhàng nhấc bé lên áp vào ngực bạn.
Những cách bế em bé sơ sinh
Bước 2: Cách bế em bé
Để bế bé an toàn các bố có thể cho bé nằm gọn ở phần khuỷu tay hoặc cho bé dựa hoàn toàn vào ngực bố. Lưu ý khi bế bé bố phải dùng cả hai tay, luôn phải đỡ đầu và cổ bé. Khi đang bế con bố không nên nghe điện thoại hoặc tạo ra các tiếng động mạnh khiến bé giật mình.
Bước 3: Cách đặt con nằm xuống
Bố cúi người xuống, giữ bé áp vào ngực đồng thời một tay đặt sau đầu bé, tay còn lại đỡ lưng hoặc phần mông của bé, rồi từ từ hạ người bố sát giường và nhẹ nhàng cho bé nằm xuống.
3. Cách thay tã cho bé
Khi tiến hành thay tã cho bé các bố cần phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản dưới đây để đảm bảo an toàn cho bé yêu:
Thay tã cho bé không hề khó như các bố vẫn nghĩ
- Chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước khi tiến hành thay tã cho bé như: tã lót, giấy vệ sinh, khăn ướt, khăn mềm khô, và quần áo sạch cho bé thay.
- Tuyệt đối không đặt trẻ nằm ở trên giường, ghế, bàn một mình trong quá trình thay tã. Vì trẻ thường ngọ nguậy có thể bị tai nạn bất cứ lúc nào. Cách tốt nhất để phòng tránh tai nạn là bố nên đặt bé nằm trên sàn nhà để thay tã cho bé.
- Phải đảm bảo một tay của bố luôn đặt trên người bé.
- Đóng kín cửa phòng và đuổi hết thú cưng ra khỏi phòng nếu bố đặt bé dưới sàn nhà.
Các bước thay tã như sau
Đối với tã vải
Bước 1: Gỡ kim băng ra khỏi tã bẩn, sau đó cắm kim băng vào một miếng xà bông để giữ an toàn cho bé đồng thời giúp kim băng dễ xuyên qua vải hơn.
Bước 2: Gấp mặt tã bẩn xuống phía dưới mông của bé, tức là phần mặt sạch của tã sẽ tiếp xúc với da bé.
Bước 3: Che bộ phận sinh dục của bé bằng một miếng vải nhỏ để tránh em bé tiểu bắn tung tóe.
Bước 4: Bố dùng tay nhẹ nhàng nhấc chân bé lên rồi lấy phần tã bẩn ra ngoài.
Bước 5: Nhẹ nhàng tách hai chân bé không quá rộng để làm vệ sinh bộ phận sinh dục, nâng hai chân bé lên vừa phải để vệ sinh mông và hậu môn của bé bằng khăn ướt không mùi. Lưu ý bạn nên lau từ trước ra sau để không làm vết bẩn lan rộng ra. Bên cạnh đó các bố cũng nhớ lau sạch bộ phận sinh dục của bé, kẽ, bẹn, nếp gấp và phần lưng cũng như chân bé. Kiểm tra kỹ càng trước khi mặc tã mới cho bé.
Cần giữ tã bé cố định và quấn không quá chặt ở phần thắt lưng
Bước 6: Dùng khăn mềm khô để lau khô người bé để tránh hăm tã và mẩn ngứa. Lưu ý bố nên thấm nhẹ trên da không dùng khăn lau mạnh hoặc chà xát lên vùng da ướt của bé
Bước 7: Đặt miếng tã sạch dưới mông bé theo chiều dọc, nên đặt tã phía sau cao hơn phía trước, nhẹ nhàng ấn dương vật của bé trai xuống để nước tiểu không bị bắn ra ngoài.
Bước 8: Gấp 1/3 mặt trước của tã, phần tã ở hai bên trùm lên toàn bộ miếng đệm thấm đặt ở giữa miếng tã. Cho chân bé luồn qua tã.
Bước 9: Gấp mặt trước của tã lên bụng dưới của bé, phần phía dưới rốn. Sau đó đặt miếng lót vào bên trong, đối với bé trai miếng lót đặt ở phía trước, bé gái miếng lót đặt sau mông.
Bước 10: Bạn dùng một tay giữa mặt trước của tã, tay còn lại gấp một bên tã trùm lên phần mặt trước. Đồng thời luồn tay vào giữa tã và da của bé trước khi ghim kim băng.
Bước 11: Luồn kim băng qua các lớp tã quấn bên ngoài, đặt kim băng hướng ra ngoài.
Bước 12: Bố luồn tay vào phần eo, quanh chân bé để kiểm tra xem tã có bị dúm hay quá chật hay không. Tã phải quấn chặt những không được quá ôm chặt người bé.
Đối với tã dùng một lần
Bước 1: Tháo tã bẩn và lau sạch người bé tương tự các thao tác ở phần thay tã vải cho bé ở trên.
Bước 2: Gấp phần trên của tã sạch dưới rốn bé rồi dán cố định tã lại.
Bước 3: Kiểm tra tã lần cuối, không được quấn tã quá chặt ở phần thắt lưng và chân bé.
Bước 4: Sau khi thay tã cho bé, bạn nên rửa tay của bé sạch sẽ bằng nước ấm. Và sau khi thay tã xong bố cần rửa tay bằng dung dịch xà phòng diệt khuẩn trước khi ẵm bồng em bé.
4. Cách chăm sóc rốn cho bé
Thông thường cuống rốn của bé sẽ rụng trong vòng từ 2 tuần – 1 tháng tùy thuộc vào cách chăm sóc của cha mẹ và thể trạng của mỗi bé. Vì thế việc chăm sóc cuống rốn cho em bé sơ sinh rất quan trọng, nếu không cẩn thận bé có thể bị viêm nhiễm cuống rốn, gây nguy hại cho sức khỏe. Dưới đây là cách vệ sinh rốn cho bé an toàn và khoa học:
Rốn em bé sơ sinh phải được chăm sóc cẩn thận
Bước 1: Trước khi vệ sinh rốn cho bé bạn phải chuẩn bị bông tăm, gạc y tế và cồn.
Bước 2: Đặt bé nằm ngửa tư thế thoải mái trên mặt phẳng rộng và an toàn.
Bước 3: Ngâm đầu bông tăm vào dung dịch cồn. Rồi dùng bông tăm nhẹ nhàng lau xung quanh cuống rốn bao gồm cả những nếp gấp trên cuống rốn.
Bước 4: Tiếp tục nhúng đầu còn lại của bông tăm vào cồn và tiến hành làm sạch cuống rốn cho bé như các thao tác ở trên.
Bước 5: Tiếp tục dùng bông tăm thấm cồn lau phần trên và hai bên cuống rốn. Báo cho bác sĩ biết nếu cuống rốn của bé có dấu hiệu bất thường bị viêm nhiễm, bưng mủ, lở loét.
5. Cách tắm cho bé
Dưới đây là những điều cần lưu ý khi tắm cho bé:
- Chuẩn bị trước những đồ dùng để tắm cho bé gồm: một chiếc khăn lớn, một khăn có mũ trùm đầu, khăn sạch, sữa tắm dành riêng cho bé, tã sạch và quần áo để thay cho bé.
Lưu ý: Tuyệt đối không được đặt bé nằm một mình trên sàn hoặc trên giường mà cần phải có người trông coi.
Bé sơ sinh chỉ nên lau người từng bộ phận một
- Phòng tắm của bé phải kín, không cho gió lùa vào vì trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm. Dùng một chiếc khăn lớn trùm quanh người bé rồi lần lượt lau sạch từng bộ phận của bé.
- Không bôi nước hoa, sữa dưỡng da hoặc phấn bột vì da bé rất mỏng manh dễ bị kích ứng.
- Khi tắm lau nhẹ nhàng bắt đầu từ mặt, nếu dùng sữa tắm nên rửa và lau sạch mặt bé trước khi chuyển sang tắm các bộ phận khác của bé.
- Dùng tay để đỡ đầu và cổ bé trước khi xoay sấp người bé để lau, làm sạch phần lưng và cổ bé.
- Bộ phận sinh dục và mông nên lau sạch sau cùng và nên dùng khăn riêng để vệ sinh vùng này để tránh vi khuẩn lây lan gây hại cho bé.
- Sau khi tắm xong bạn nên lau khô người bé, chú ý phần bẹn, nách và cổ bé cũng cần được làm khô trước khi quấn chăn, mặc quần áo và tã cho bé.
6. Cách chăm sóc tóc cho bé
Em bé sơ sinh chỉ nên gội đầu từ 1-2 lần/tuần là được. Để tiến hành gội đầu cho bé bố cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị những đồ dùng cần thiết để gội đầu cho bé, khăn gội đầu, dầu gội đầu, nước ấm, mũ của bé, khăn mềm để lau khô đầu cho bé, khăn có mũ để che đầu tránh không cho bé bị cảm.
Một tuần chỉ nên gội đầu cho bé từ 1-2 lần
Bước 2: Da đầu bé sẽ xuất hiện những mảng màu vàng đây là tế bào chết còn sót lại. Và chúng không hề gây hại cho da bé, những mảng bám này sẽ tự mất đi trong vài tuần sau đó. Làm ướt tóc bé, nhẹ nhàng massage đầu bé với dầu gội đầu dành riêng cho bé hoặc dầu oliu để loại bỏ tế bào chết trên da đầu. Tuyệt đối không chà xát mạnh hoặc dùng tay cạo lớp mảng bám trên đầu bé.
Sau đó dùng khăn ướt nhẹ nhàng lau sạch bọt, rồi dùng khăn mềm lau khô đầu bé. Cuối cùng, đội mũ để giữ ấm cho bé.
7. Cách chăm sóc móng tay cho bé
Khi cắt móng tay cho bé bạn cần lưu ý những điều sau:
- Dùng dụng cụ cắt móng tay chuyên dụng dành cho em bé.
- Không được cắt, bấm móng tay bé trong bóng tối.
- Nếu bạn không tự tin để cắt móng tay thì có thể dùng giũa.
- Thường xuyên dùng bao tay cho bé khi đi ngủ để tránh móng tay bé làm xước da.
8. Cho bé bú bình an toàn
- Tuyệt đối không hâm sữa công thức hoặc sữa mẹ trong lò vi sóng vì nó tạo ra những điểm nóng không đều nhau. Khi bú trẻ dễ bị bỏng.
- Nên hâm nóng sữa mẹ bằng nước ấm vài phút trước khi cho bé bú sẽ an toàn hơn.
Bố nên đặt bé nằm ở tư thế lưng thẳng với đầu khi cho bé bú
- Trước khi cho bé bú bạn nên kiểm tra độ nóng của sữa bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên cổ tay, chỉ cho bé bú sữa nóng tương đương với nhiệt độ trong phòng.
- Tìm hiểu hoặc nhờ sự tư vấn của các chuyên gia để lựa chọn được bình sữa tốt và cách cho bé bú sữa bình khoa học.
- Núm vú và bình sữa sau khi cho bé ăn cần được rửa sạch và khử trùng bằng cách đun sôi bình sữa hoặc núm vú. Tùy vào nhãn hiệu mà cách khử trùng cũng khác nhau, vì thế bạn phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
- Khi cho bé bú bạn nên ngồi dựa lưng vào tường hoặc vị trí cố định giữ cho tay thoải mái. Đặt bé nằm ở tư thế 1/2 người bé dựa vào người bạn, mông bé nằm trong lòng bố, đầu và lưng dựa vào phía trước cánh tay bạn. Đồng thời giữ đầu và cột sống của bé nằm trên một đường thẳng. Núm vú đặt giữa lưỡi bé và luôn đảm bảo núm vú đầy sữa để tránh bé hít khí vào bụng.
9. Giúp vợ nuôi con bằng sữa mẹ khoa học
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu quan trọng cho sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời. Vì thế nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu. Dưới đây là những điều bố nên làm để hỗ trợ bà xã nuôi con bằng sữa mẹ khoa học.
Giúp đỡ vợ để nuôi con bằng sữa mẹ an toàn
- Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng dành cho sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ.
- Tìm hiểu tư thế cho bé để hướng dẫn bà xã cách cho bé bú đúng cách.
- Xoa bóp vai và cổ để giúp vợ thoải mái khi đang cho con bú.
- Tìm hiểu các triệu chứng về tình trạng tắc tia sữa, nhiễm trùng vú hoặc áp -xe vú để giúp vợ phòng tránh. Nhanh chóng đưa bà xã đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường về tuyến vú.
- Giúp vợ làm sạch dụng cụ hút sữa. Đồng thời có thể bế con để giúp cô ấy tìm được tư thế ngồi thoải mái trước khi cho con bú.
- Ngồi bên cạnh trò chuyện động viên và giúp đỡ cô ấy khi cần thiết trong lúc đang cho con bú.
10. Cách chăm sóc vết cắt bao quy đầu cho bé
- Để vệ sinh vết cắt bao quy đầu bạn cần dùng đến thuốc mỡ neosporin và tăm bông.
- Khi thay tã cho bé bố cần dùng tăm bông làm sạch vùng cắt bao quy đầu, sau đó mới bôi thuốc mỡ cho bé. Và lưu ý cần tiến hành nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương làn da nhạy cảm của bé.
11. Mẹo giúp bé ợ hơi khi sau khi bú
- Trong quá trình bú bé sẽ hít vào bên trong rất nhiều không khí, ợ hơi là cách tốt nhất để giải phóng luồng khí gây hại cho bé ra ngoài, với hai cách phổ biến như sau:
Giúp bé ợ hơi sau khi bú bằng cách vỗ nhẹ vào lưng bé
- Áp người bé vào ngực bạn: Một tay giữ áp người bé vào ngực, tay còn lại dùng vỗ nhẹ vào phần lưng dưới của bé, hơi lệch sang bên trái của cột sống trong vòng từ 3-5 phút.
- Cho bé ngồi trong lòng: Sau khi bé bú xong bố đặt bé ngồi vào trong lòng, mặt hướng ra ngoài. Tiếp đến một tay đặt lên bụng của bé sao cho các ngón tay tạo thành hình chữ V (ngón cái và ngón trỏ). Đặt phần đầu bé nằm trên tay có hình chữ V (ngón cái và ngón trỏ nên đặt hai bên miệng bé). Dùng tay còn lại vỗ nhẹ lưng bé, tập trung vào vị trí gần dạ dày.
Yeutre.vn (Tổng hợp)