1. Làm sao để điều trị táo bón cho bà bầu hiệu quả
Hạn chế tối đa gia vị cay nóng, ăn đa dạng thức ăn rau củ quả
Trong thai kỳ, mẹ nên hạn chế ăn đồ cay, nóng, lạnh và không nên ăn cùng 1 loại rau hay 1 loại trái cây quá nhiều. Vì theo nghiên cứu, khi ăn một loại rau như bắp cải, rau cải, rau muống, hoặc một loại trái cây trong một ngày cũng khiến mẹ bị táo bón. Việc ăn uống rau củ quả đa dạng sẽ khiến mẹ giảm được bệnh táo bón nhanh hơn.
Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ănChất xơ giúp hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, dễ dàng thải các chất cặn bã ra bên ngoài. Chất xơ có nhiều trong cam, chanh, cây họ đậu, có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và có hiệu quả rất tốt trong điều trị táo bón. Theo khuyến cáo, lượng chất xơ tiêu thụ hàng ngày cho mẹ bầu là 25-28 gram/ngày.
Đồ cay, nóng khiến mẹ bị táo bón nặng hơn - Ảnh Internet
Uống nhiều nước
Mẹ nên uống nhiều nước từ 2,5 - 3 lít, nước giúp điều trị táo bón (tránh uống đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, đồ uống có cồn...). Uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ, sẽ là một giải pháp tuyệt vời đối với những mẹ bị táo bón đấy. Nếu trường hợp mẹ bị táo bón nặng, nên thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào ly sữa.
Đặc biệt, vào buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ mẹ nên uống một ly nước ấm sẽ dễ tiêu hóa hơn. Mẹ có thể uống một ly sữa ấm hay uống nước ấm pha mật ong, có tác dụng nhuận tràng tương đối tốt, giúp cho cơ thể dễ dàng bài tiết chất thải ra bên ngoài vào sáng hôm sau.
Ăn sữa chua
Sữa chua chứa nhiều vi khuẩn Probiotic. Vi khuẩn này có tính chua, giúp cho thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng.
Bổ sung magie
Mẹ cần bổ sung magie đầy đủ qua các thực phẩm như sữa, rau xanh và trái cây vừa giúp thai nhi phát triển tốt vừa ngăn ngừa và điều trị táo bón hiệu quả.
Giảm liều lượng canxi và sắt
Mẹ nên bổ sung lượng canxi và sắt vừa đủ theo chỉ định của bác sĩ vì một phần nhỏ sắt và canxi sẽ không được hấp thu mà bị thải ra ngoài, sẽ là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón. Mẹ cần chia nhỏ để uống trong ngày và nên lựa chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không gây kích ứng đường ruột.
Tăng cường vận động và tập thể dục hàng ngày
Bơi lội, yoga, đi bộ và tập các bài tập nhẹ nhàng nhằm tránh tăng cân quá nhanh, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Lưu ý: Mẹ bầu không nên tự ý mua thuốc làm mềm phân, các dung dịch thụt và hét hậu môn, các loại dầu bôi trơn vì có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi nếu không có sự giám sát và hướng dẫn của bác sĩ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
Mẹ nên đi khám nếu tạo bón ngày càng nặng - Ảnh Internet2. Những loại thực phẩm có ích cho mẹ khi bị táo bón
Sử dụng rau xanh hay trái cây tươi sẽ giúp hỗ trợ điều trị táo bón cho bà bầu cực hiệu quả. Các loại rau như rau diếp, bông cải xanh, lá xà lách... Cà rốt, bí đỏ, khoai lang và ngô là những loại củ tốt cho mẹ bầu.
- Trái cây sấy khô và các loại hạt như hạnh nhân, quả hạch Brazil, nho, mơ và mận. Các loại quả như mâm xôi, dâu tây, nam việt quất và việt quất chưa nhiều vitamin, giúp mẹ bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết.
- Ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì và đậu lăng là những thực phẩm chứa tinh bột nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mẹ bầu.
Với chế độ ăn uống hợp lý và sinh hoạt đều đặn, kiên trì, mẹ không chỉ chữa dứt điểm bệnh táo bón, mà còn có thể cải thiện được nhan sắc của mình nữa.
Trị táo bón cho bà bầu là vấn đề hết sức quan trọng. Nếu bệnh kéo dài, mẹ có thể bị trĩ và sẽ rất đau đớn sau khi sinh em bé. Hiểu rõ được tầm quan trọng của chế độ ăn uống và thói quen tập thể thao, cộng với chế độ đi vệ sinh hợp lý, khi mẹ thực hiện tốt và khoa học, chắc chắn sẽ giúp mẹ hạn chế tối đa bệnh táo bón, cũng như các bệnh thường gặp trong thai kỳ. Yeutre.vn chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe và không khi nào phải lo lắng về tình trạng táo bón nhé.
Bùi Phường tổng hợp