1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay nhai miệng
Có nhiều nguyên gây ra tình trạng này ở trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông thường có 7 nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh hay nhai miệng: bú chưa đủ no, biếng bú, đòi núm giả, nấm miệng, muốn ăn dặm, phát triển ngôn ngữ, hoặc liên tưởng bú trong giấc ngủ…
- Trẻ bú chưa đủ no
Trẻ sơ sinh cần được bú khoảng 8 – 12 lần trong một ngày. Trẻ bú mẹ cũng thường bú dày và ngắn hơn vào buổi tối. Trong khi các đợt tăng trưởng mạnh, trẻ có nhu cầu bú thường xuyên hơn và lâu hơn. Điều này thường xảy ra vào khoảng 2 - 3 tuần, 6 tuần và 3 tháng tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Lúc này, do cảm giác muốn bú mẹ nhiều hơn, trẻ sơ sinh hay nhai miệng để mẹ đáp ứng nhu cầu gia tăng của cơ thể, chứ không phải vì sữa mẹ ít khiến trẻ bị đói.
- Trẻ lười bú
Trái ngược với trẻ sơ sinh hay nhai miệng để đòi bú, thì cũng có trẻ nhai miệng vì lười bú, không muốn bú nữa. Nguyên nhân có thể do con đã bú no, sữa mẹ có mùi lạ hoặc hệ tiêu hóa của trẻ không tốt, nên trẻ nhai miệng như “ nói” trẻ đã bú “đủ”.
- Trẻ quen nhai núm giả
Nhiều mẹ hay cho trẻ ngậm núm giả trong quá trinh mọc răng. Khi trẻ không được ngậm núm giả, trẻ sẽ ngứa ngáy khó chịu nên trẻ mới có tình trạng nhai miệng.
- Trẻ bị nấm miệng
Trẻ sơ sinh hay nhai miệng cũng có thể do trẻ bị nấm miệng. Lúc này, các mẹ sẽ thấy miệng trẻ không chỉ nhai tóp tép mà con còn xuất hiện một số triệu chứng đi kèm theo như: lười bú, biếng ăn, đau rát họng, thậm chí có thể nôn ói. Nếu bệnh tiến triển nặng, trẻ có thể gặp phải tình trạng khó nuốt, khàn giọng.
- Phát triển ngôn ngữ của trẻ
Với trẻ 5 tháng tuổi trở lên, trẻ sẽ biết “ i…a…”. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay nhai miệng là cách giúp trẻ hoạt động cơ hàm để tập phát ra những âm thanh đầu tiên.
- Trẻ muốn ăn dặm
Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới thì trẻ 6 tháng mới nên ăn dặm. Tuy nhiên, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, thời gian có thể xê dịch một chút. Nếu các mẹ thấy con mình mặc dù chỉ mới 5 tháng tuổi mà có các dấu hiệu như: nhìn người lớn ăn, miệng hay nhai chóp chép, nuốt nước bọt, chứng tỏ trẻ đã sẵn sàng ăn dặm. Khi nước bọt trẻ tiết nhiều có nghĩa là con đã có thể tiêu hóa được tinh bột (nước bọt chứa men amylaza tiêu hóa tinh bột).
- Liên tưởng bú trong giấc ngủ
Bên cạnh những nguyên nhân chính trên, thì hiện tượng trẻ sơ sinh hay nhai miệng đôi khi lại xuất phát từ sở thích và thói quen của con. Do trẻ nhỏ có nhu cầu mút rất lớn và dễ bị nhận định nhầm là đang đói. Trẻ có thể làm động tác mút khi mệt mỏi, buồn chán, căng thẳng hay chỉ đơn giản là thích làm vậy. Các con thường xuyên ngủ thiếp trong cữ bú, có thể trẻ đang liên tưởng giấc ngủ với việc bú mẹ. Vì vậy, trẻ sơ sinh hay nhai miệng mỗi khi buồn ngủ. Điều này có thể khiến cha mẹ nhận định nhầm là bé đang đói.
2. Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay nhai miệng
Để khắc phục tình trạng này, các mẹ hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau:
- Cho trẻ bú thường xuyên , đừng chờ tới khi bé nhai miệng tìm sữa mới cho bú. Các trẻ bú ít, ngủ nhiều có thể sẽ ngủ quên và bỏ mất bữa bú.
- Chọn tư thế đúng khi cho con bú và giúp trẻ ngậm bắt núm vú đúng cách. Để trẻ tự quyết định khi nào thì kết thúc cữ bú, sẽ tránh được hiện tượng trẻ sơ sinh hay nhai miệng.
- Cho trẻ bú cả hai bên trong mỗi cữ bú, hãy để con bú chán chê bầu vú thứ nhất và chỉ chuyển sang bầu vú thứ hai khi con bú chậm lại hoặc ngừng hẳn.
- Tránh cho trẻ dùng sữa công thức hay bột ăn dặm quá sớm vì điều này có thể khiến con chán sữa mẹ, khi bú lại sữa mẹ trẻ sơ sinh hay nhai miệng.
- Hạn chế dùng núm vú giả cho trẻ, sẽ không tốt cho răng trẻ khi trưởng thành.
- Bổ sung canxi và magie cho trẻ.
Trẻ sơ sinh hay nhai miệng là tình trạng không quá nghiêm trọng. Dù vậy, mẹ cũng luôn cần chăm sóc bé thật kỹ lưỡng, cẩn thận và đáp ứng đúng nhu cầu cho trẻ. Như thế sẽ không còn tình trạng trẻ sơ sinh hay nhai miệng nữa. Chúc mẹ nuôi con khỏe và các bé yêu mau ăn chóng lớn nhé!
Ngọc Huyền tổng hợp