Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Những dấu hiệu nguy hiểm cẩn phải đi bác sĩ ngay

Nếu thấy phân bé lỏng như nước, có thể bé đã bị tiêu chảy. Vậy nguyên nhân gì khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và làm sao để cầm tiêu chảy cho bé?

banner ads

Tiêu chảy là bệnh có thể chuyển biến nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Bình thường, phân trẻ sơ sinh mềm và hơi lỏng, đặc biệt là trong tháng đầu sau sinh. Nhưng khi bé bị tiêu chảy, “trong phân sẽ có nhiều nước và bé đi tiêu thường xuyên hơn", Bác sĩ Shaista Safder, chuyên khoa ruột và dạ dày nhi tại Bệnh viện Nhi Arnold Palmer ở Orlando cho biết. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cũng có thể bị sốt hoặc bỏ bú.

Tiêu chảy là bệnh có thể chuyển biến nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, vì thế, việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị cho bé chóng khỏi.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, trong đó bao gồm:

- Nhiễm virus: Rotavirus là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy phổ biến nhất ở trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở xuống. Nhưng từ khi vắc-xin rotavirus ra đời năm 2006, bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ và số lượng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đã giảm đáng kể. Những “trẻ nhỏ được tiêm tuy vẫn có thể nhiễm rotavirus nhưng các bé có xu hướng mắc triệu chứng nhẹ hơn và phục hồi nhanh hơn", Tiến sĩ Safder nói.

- Kháng sinh: Khoảng 1 trong 10 trẻ sau khi dùng thuốc kháng sinh sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn và đau dạ dày. Nguyên nhân là do bên cạnh nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh cũng đồng thời tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến đau bụng hoặc tiêu chảy. Nếu nghĩ rằng thuốc kháng sinh là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, hãy cho bác sĩ biết trước khi tự ý ngưng thuốc vì việc ngừng thuốc kháng sinh sớm có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

- Ký sinh trùng: Trẻ sơ sinh được gởi chăm sóc tại các trung tâm có nguy cơ mắc giardia rất cao. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng gây ra. Phơi nhiễm xảy ra khi bé cho đồ chơi bị nhiễm phân mang mầm bệnh vào miệng hoặc từ tay truyền qua thực phẩm và đưa vào miệng. Hầu hết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do ký sinh trùng đều tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt.

- Dị ứng sữa: Có đến 3% trẻ nhỏ bị dị ứng với protein trong sữa hầu hết các công thức. Nếu bú mẹ, trẻ có thể dị ứng với sữa mẹ đã tiêu thụ. Một trẻ sơ sinh bị dị ứng với protein sữa có thể bị nôn mửa và thường xuyên bị tiêu chảy. Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng protein sữa, nên cho bác sĩ biết để nhờ họ tư vấn loại sữa phù hợp với bé. Nếu bé bú mẹ, mẹ nên ngưng sữa khiến bé dị ứng và chọn nguồn sữa khác thay thế.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy là cách để cơ thể tống đẩy vi trùng ra ngoài. Do đó, cách tốt nhất là để cho bệnh tiêu chảy tử khỏi mà không cần dùng thuốc. Theo ý kiến của Tiến sĩ Safder, “tuyệt đối không cho trẻ sơ sinh dùng thuốc antidiarrheal để trị tiêu chảy” vì Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã không chứng nhận dùng meds cho trẻ sơ sinh. Thay vào đó, bạn có thể giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu do tiêu chảy bằng những thủ thuật sau đây:

Trẻ bị tiêu chảy rất dễ mất nước nên cần được mẹ cho bú nhiều hơn

- Cho uống nhiều nước: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước bởi vì cơ quan càng nhỏ, hiện tượng mất nước càng diễn ra nhanh chóng. Chính vì vậy, nên cho bé uống nhiều nước hơn. Có thể cho bé tăng cường các cữ sữa hoặc dùng dung dịch bù nước theo cân nặng. Tuy nhiên, nên tránh cho trẻ uống nước trái cây vì theo Tiến sĩ Cherry “đồ uống có đường như nước trái cây có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tiêu chảy vì một số trẻ không thể tiêu hóa được đường".

- Cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa và ít dầu mỡ: Những em bé đã được ăn dặm nên tiếp tục chế độ ăn của mình. Các loại thịt nạc như thịt gà hoặc các loại ngũ cốc như bột yến mạch, bánh mì và bánh quy giòn có thể giúp trẻ bù lại lượng natri đã mất do tiêu chảy. Ngoài ra, "các probiotics được tìm thấy trong sữa chua cũng có thể giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột một cách nhanh chóng”, Tiến sĩ Safder cho biết.

- Bảo vệ bé khỏi tác hại của phân: Khi tiêu chảy, tã liên tục bẩn nên cần phải thay tã thường xuyên cho trẻ để tránh kích ứng đến da và dẫn đến hăm tã. Khi thay, nên sử dụng một chiếc khăn mềm, nhúng nước ấm và chậm sạch thay vì lau. Có thể dùng thuốc mỡ chống hăm tã hoặc kem tạo ẩm, oxit kẽm để bảo vệ da cho bé. Nếu thấy vết hăm không cải thiện hoặc trở nên trầm trọng hơn sau một vài ngày, nên báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Khi nào trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải cần đến bác sĩ?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bệnh tiêu chảy của bé có thể kéo dài từ 5 đến 14 ngày. Bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé có:

- Dấu hiệu của sự mất nước: Thóp đầu lõm, tã bẩn nhiều, khô mắt khi khóc, miệng khô, mắt trũng hoặc hôn mê

- Chất nhầy hoặc mùi hôi trong phân tiêu chảy: Đối với trẻ sơ sinh một tháng tuổi hoặc hơn

- Máu trong phân

- Tiêu chảy nghiêm trọng khi dùng thuốc kháng sinh

- Sốt cao trên 38 độ C đối với trẻ dưới 3 tháng; trên 39 độ đối với trẻ từ 3 tháng đến 12 tháng.

Trên đây là những thông tin tổng quát để nhận biết nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Mong rằng, chúng sẽ hữu ích cho bạn khi cần.

Yeutre.vn Nguồn: Ps

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI