Hiểu đúng về tình trạng tiêu chảy ở trẻ

(Yeutre.vn) Tiêu chảy là tình trạng khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Các mẹ đã biết cách ứng phó để bảo vệ sức khỏe của con yêu chưa? Những câu hỏi thường gặp dưới đây sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều.

banner ads

Bé bị tiêu chảy thế nào là nguy hiểm?

Thật ra, chỉ khi nào bé bị tiêu chảy trên 3 lần trong 24 giờ và phân tiêu ra khác với ngày thường là “nước nhiều hơn cái” thì mới gọi là bị tiêu chảy. Thiếu một trong hai yếu tố trên không thể gọi là tiêu chảy.

5497-bu-nuoc-khi-dieu-tri-benh-tieu-chay.jpg

Trẻ bị tiêu chảy nếu không bù nước kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tiêu chảy được phân loại dựa trên 2 yếu tố:

+ Thời gian tiêu chảy: Tiêu chảy được gọi là cấp tính khi kết thúc trước 14 ngày và sau 14 - 30 ngày được gọi là tiêu chảy mạn tính.

+ Tính chất phân: Tiêu chảy phân có máu gọi là lỵ (hay còn gọi là tiêu đàm máu). Còn những dạng phân còn lại được gọi chung là tiêu chảy phân nước.

Tuy nhiên, trên thực tế tiêu chảy ở trẻ em được phân thành 3 dạng: tiêu chảy cấp tính phân nước, tiêu đàm máu và tiêu chảy kéo dài.

Tiêu chảy ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của bé?

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Bởi khi bị tiêu chảy trẻ cần phải ăn nhiều hơn để cơ thể nhanh lấy lại sức chống lại bệnh, nhưng thực tế trẻ lại không ăn được nhiều và khả năng cơ thể hấp thu dưỡng chất cũng giảm xuống chỉ còn 70%.

Ngoài ra, tiêu chảy còn khiến bé bị mất nước và điện giải. Điều này vô cùng nguy hiểm với sức khỏe trẻ nếu không được bù nước nhanh chóng và kịp thời.

Có cần thiết cho bé nhập viện không?

Khi trẻ bị tiêu chảy nhẹ ba mẹ có thể đưa bé đi khám bác sĩ, lấy thuốc và điều trị tại nhà. Trường hợp tiêu chảy nặng khiến cơ thể mất nhiều nước và suy kiệt mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ nhập viện đề điều trị.

Điều trị tiêu chảy tại nhà cần chăm sóc bé thế nào?

Để chăm sóc trẻ bị tiêu chảy đúng cách, các mẹ cần thực đúng và đầy đủ 3 nguyên tắc sau:

Cho trẻ uống nhiều nước:Khi trẻ bị tiêu chảy, cơ thể sẽ bị mất nhiều nước. Do đó nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để bù vào lượng nước bị mất, đồng thời cho trẻ uống thêm nước cháo, nước canh... Mẹ lưu ý nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ, liên tục theo khả năng của trẻ không nên bắt trẻ uống 1 lúc quá nhiều nước. Nếu trẻ bị ói, mẹ có thể cho trẻ uống lại sau 10 phút.

Cho trẻ ăn nhiều bữa hơn bình thường:Trẻ bị tiêu chảy hệ tiêu hóa sẽ yếu hơn, quá trình hấp thu dưỡng chất cũng chậm hơn do đó mẹ nên nấu nhừ thức ăn để trẻ dễ hấp thu. Tuyệt đối không nên bắt trẻ kiêng những thức ăn thường ngày trẻ hay ăn như: chuối, xoài, cam, sữa... "để ruột nghỉ ngơi", quan niệm đó hết sức sai lầm. Bởi khi tiêu chảy, trẻ cần ăn nhiều hơn bình thường để cơ thể mau hồi phục, lại sức.

Cho trẻ tái khám đúng lịch.

4014-cach-xu-tri-khi-tre-bi-tieu-chay-bekhoemevui.jpg

Khi điều trị tại nhà, nếu thấy trẻ nôn ói bất thường mẹ nên đưa bé đi tái khám ngay.

Nếu mắc tiêu chảy ở thể nhẹ, thường sau 5 - 12 ngày bệnh sẽ giảm và trẻ bắt đầu hồi phục sức khỏe và ăn nhiều hơn. Mẹ nên cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 đến 2 bữa (trong vòng 2 tuần) tùy theo nhu cầu và thể trạng của trẻ.

Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà, nếu thấy trẻ có những biểu hiện bệnh trở nặng như: bỏ ăn, nôn ói liên tục, phân có máu... mẹ nên nhanh chóng cho trẻ đi tái khám để bác sĩ có hướng xử lý và điều trị kịp thời.

Yeutre.vn

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI