Trẻ sơ sinh bị cảm mẹ phải chăm sóc bé ra sao?

Trẻ sơ sinh bị cảm luôn được nhiều mẹ quan tâm tìm hiểu vì bệnh này khá phổ biến ở trẻ. Khi trẻ sơ sinh bị cảm lần đầu tiên là một trong những thời khắc gay go nhất với các bậc cha mẹ, nhất là với những mẹ lần đầu có con và còn ít kinh nghiệm. Đây không phải vấn đề mà các mẹ có thể chủ quan vì nếu bé bị bệnh không được chăm sóc cẩn thận, thì rất dễ để lại biến chứng nguy hiểm.

banner ads

Vậy khi trẻ sơ sinh bị cảm thì mẹ cần phải làm gì, chăm sóc bé ra sao và cách điều trị như thế nào để giúp trẻ mau khỏe trở lại? Mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây của Yeutre.vn để biết chi tiết nhé.

trẻ sơ sinh bị cảm khóc gắt
Trẻ sơ sinh bị cảm là bệnh thông thường ở trẻ nhưng không được chủ quan - Ảnh Internet

1. Triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị cảm

Triệu chứng đầu tiên khi trẻ sơ sinh bị cảm là:

  • Mũi tắc nghẽn hoặc chảy nước mũi.
  • Chảy nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu, nhưng sau đó thường trở nên đặc hơn và biến màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Còn có một số dấu hiệu khác như:

  • Sốt nhẹ khoảng 37 độ C.
  • Biếng ăn.
  • Quấy khóc.
  • Hắt hơi.
  • Ho.
  • Khó ngủ.

Với trẻ hơn 2 – 3 tháng tuổi, nên đưa trẻ khám bác sĩ khi các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Đối với trẻ sơ sinh dù bị cảm thông thường, nhưng có thể nhanh chóng phát triển thành viêm khí phế quản, viêm phổi hay bệnh lý nghiêm trọng khác.

trẻ sơ sinh bị cảm quấy khóc
Trẻ sơ sinh bị cảm hay quấy khóc và bỏ bú - Ảnh Internet

2. Đưa trẻ sơ sinh bị cảm đến bác sĩ trong thời thời điểm nào?

Trẻ sơ sinh bị cảm chỉ đơn giản là bệnh thông thường. Nhưng điều quan trọng mẹ cần theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng cảm của bé. Nếu trẻ ở tuổi 3 tháng trở lên, đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu có những biểu hiện sau:

  • Ít làm tã ướt nhiều như bình thường.
  • Nhiệt độ của trẻ cao hơn 39 độ C trong một ngày.
  • Có nhiệt độ cao hơn 38 độ C trong hơn ba ngày.
  • Bị đau tai.
  • Mắt màu đỏ hoặc màu vàng, phát triển rỉ mắt.
  • Ho dai dẳng hơn một tuần.
  • Chảy nước mũi đặc, xanh lá cây trong hơn hai tuần.
lỗ tai trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị cảm có thể bị nhức tai - Ảnh Internet

3. Một số cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị cảm

Khi trẻ sơ sinh bị cảm, mẹ nên thực hiên các bước chăm sóc như sau:

3.1 Cho bé nghỉ ngơi thật nhiều

Để điều trị cho trẻ sơ sinh bị cảm theo cách này, đơn giản mẹ chỉ cần chuẩn bị một nơi thật thoải mái cho bé. Lúc này là thời gian mẹ có thể cho bé xem tivi yêu thích nhiều hơn quy định.

Hoặc mẹ có thể mua cho bé một món đồ chơi mới, một tập tranh tô màu mới, miễn là bé có thể vừa chơi vừa nghỉ ngơi tại giường. Nếu bé không buồn xem tivi hay chơi đùa, mẹ nên cùng tương tác với con. Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe.

3.2 Làm ẩm không khí xung quanh bé

mẹ tắm nước ấm cho bé
Tắm nước ấm giúp trẻ sơ sinh bị cảm thở dễ dàng hơn - Ảnh Internet

Khi trẻ sơ sinh bị cảm, triệu chứng đầu tiên của bé thường là sổ mũi. Dịch nhầy trong mũi bé làm bé nghẹt mũi và khó thở. Không khí ẩm là môi trường hoàn hảo để làm lỏng các chất nhầy, giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho bé tắm nước ấm để giúp bé thêm thư giãn.

Mẹ chỉ cần sắm một máy phun sương tạo độ ẩm để trị cảm cúm cho trẻ tại nhà. Nếu không, mỗi khi tắm, mẹ có thể dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm, sau đó tắm cho bé trong phòng này.

Thêm vào đó, các mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà và bồn tắm hoặc nhỏ vào lúc phun nước ấm, hương bạc hà cũng giúp thông mũi hiệu quả. Bé không muốn tắm? Bật nước nóng chảy để tạo hơi ẩm, ẵm bé vào phòng, ở trong đó khoảng 15 phút.

3.3 Sử dụng bộ xịt rửa mũi cho bé

mẹ rửa mũi cho bé bị cảm
Vệ sinh mũi cho trẻ khi trẻ sơ sinh bị cảm - Ảnh Inernet

Trẻ sơ sinh bị cảm còn quá nhỏ nên trẻ không tự hỉ mũi được. Do vậy, rất cần thiết đến sự trợ giúp của mẹ. Dụng cụ xịt rửa và hút mũi sẽ giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Trước khi cho bé bú khoảng 15 phút, mẹ nên thực hiện thao tác này cho con để bé dễ bú hơn. Mẹ cần chuẩn bị nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi để rửa mũi cho con. Mẹ có thể tự làm nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé.

Hòa tan khoảng 1/2 muỗng cà phê với 240ml nước ấm. Làm mới dung dịch này mỗi ngày để đảm bảo an toàn, không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

4. Cách phòng tránh bệnh cảm lạnh cho trẻ

Bệnh cảm có khả năng truyền nhiễm cao nhất khoảng 2- 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Trẻ có thể mắc bệnh cảm do hít phải virus trong không khí, hoặc bị lây từ một bệnh nhân ho và hắt hơi. Hoặc bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh. Vì vậy các mẹ nên giúp trẻ ngừa bệnh bằng cách:

  • Cho trẻ tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị nhiễm lạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi ngày.
  • Cha mẹ hoặc người thân trước khi ẵm bồng bé nên rửa sạch tay.
  • Khi đi làm về, mẹ không nên cho em bé bú ngay mà cần thay quần áo, rửa tay và vệ sinh hai đầu núm vú thật sạch trước khi cho bé bú để tránh vi khuẩn bên ngoài lây sang bé.
  • Hạn chế cho bé đến những nơi đông người vì đó là những nơi tập trung nhiều vi khuẩn.
  • Nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu.
rửa tay thật sạch trước khi bế bé
Nên rửa tay sạch trước khi ẵm bồng bé - Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh bị cảm không gây nguy hiểm cho trẻ nếu mẹ biết cách chăm sóc trẻ đúng cách, trẻ sẽ khỏi trong vài ngày. Nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để điều trị kịp thời. Hy vọng Yeutre.vn đã cung cấp cho các mẹ những thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm. Chúc các chóng khỏe, lớn nhanh và phát triển toàn diện.

Ngọc Huyền tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI