Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mẹ nên điều trị tại nhà như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi là rất thường gặp, nhất là những bé có sức đề kháng kém. Bệnh thường xảy ra do trẻ gặp phải những thay đổi của môi trường như: thay đổi thời tiết, dị ứng, cảm lạnh, cúm,…Vậy mẹ cần trang bị những gì để phòng tránh cho trẻ, hay mẹ nên xử lý như thế nào khi con gặp tình trạng này. Mẹ hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu kỹ hơn thông tin liên quan qua bài viết dưới đây. 

banner ads
trẻ sơ sinh bị sổ mũi quấy khóc
Trẻ sơ sinh bị sổ mũi làm bé khó chịu và ngủ không ngon giấc - Ảnh Internet

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Trước hết, chúng ta cùng xem xét nguyên nhân dễ khiến trẻ bị sổ mũi như thế nào nhé. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi như cảm lạnh, cảm cúm là hai nguyên nhân phổ biến nhất, ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác sau đây:

  • Dị ứng : Trẻ bị dị ứng với các tác nhân như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, mùi lạ,… cũng có thể gây ra cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi. Dị ứng thường đi kèm với phát ban, hắt hơi liên tục, nổi mẩn ngứa,…
  • Dị vật trong mũi : Trẻ mới sinh ra thường sẽ có nước nhầy trong bào thai trong mũi, nếu hút không sạch cũng sẽ gây sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ.
  • Thay đổi thời tiết : Thời tiết đang nóng đột ngột chuyển sang lạnh hay ngược lại khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi nên dễ làm cho trẻ sơ sinh bị cảm. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi do nguyên nhân cảm lạnh thường kèm theo một số triệu chứng như sốt nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt.
  • Cảm cúm : Cảm cúm gây sỏ mũi và một số triệu chứng khác như sốt run người, đau họng, chán ăn, chóng mặt,…
trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi - Ảnh Internet

2. Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi nhẹ, bé có thể cảm thấy vướng víu, khó chịu, thở khò khè và có thể quấy khóc. Trẻ bị nghẹt mũi thường đi kèm với các dấu hiệu khác như sổ mũi như: chảy nước mũi, hắt hơi. Những trường hợp này, có thể đổi tư thế khi bé nằm, nâng cao đầu hoặc bế đứng thì trẻ sẽ đỡ hơn và dễ thở hơn.

Khi nghẹt mũi nặng, bé có thể cảm thấy khó thở, phải thở bằng miệng, làm ảnh hưởng đến lượng oxy cung cấp cũng như dẫn đến các bệnh lý khác như viêm họng, ho khan, nôn mửa, khô tím môi v.v… Khi chất nhầy gây nghẹt mũi chảy xuống họng, trẻ sẽ ngứa rát cổ hỏng và sinh ra ho đờm.

3. Một số phương pháp trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, để cải thiện tình trạng cho bé dễ chịu hơn, mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp sau đây:

3.1 Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Nước muối sinh lý rất lành tính, an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mẹ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày, sau khi vệ sinh xong hãy dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch còn lưu lại trong mũi cho trẻ. Điều này giúp bé thở dễ dàng hơn.

banner ads
vệ sinh mũi cho bé
Dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé - Ảnh Internet

3.2 Nằm cao đầu khi ngủ

Ngủ cao đầu giúp nước mũi không chảy ngược vào trong mũi khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi, khi đó nước mũi sẽ chảy ra ngoài giúp bé dễ thở hơn. Mẹ nhớ chèn chắc chắn để đầu trẻ không bị tụt xuống khi ngủ nhé.

3.3 Xoa tinh dầu cho bé

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, mẹ hãy dùng tinh dầu khuynh diệp xoa vào lòng bàn chân, cho bé, kết hợp với xoa, day huyệt dũng tuyền, rồi đeo tất giữ ấm cho trẻ, hãy dùng tinh dầu xoa lên vùng ngực và lưng cho trẻ sẽ giúp trẻ thở dễ chịu hơn rất nhiều, đây là một trong những cách trị sổ mũi cho trẻ rất hiệu quả mà mẹ nên thử dụng.

xoa chân cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Xoa tinh dầu dưới lòng bàn chân giúp thở dễ chịu hơn - Ảnh Internet

3.4 Cho bé uống nhiều nước

Các bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, súp hoặc thức ăn dạng lỏng để dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch. Mẹ cần tránh ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ và chất béo.

3.5 Tắm nước gừng ấm

Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũi, bé sẽ dễ “xì” ra hoặc mẹ cũng dễ làm sạch bằng dụng cụ hút mũi hơn. Mẹ cũng nên xoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân bé, mát – xa vài phút, xoa dầu vào lưng và ngực. Ngoài ra, trước khi đi ngủ bé cũng cần được mang tất.

Không tự ý dùng kháng sinh cho bé: Điều này không những có thể để lại biến chứng nguy hiểm nếu uống sai thuốc, sai liều mà còn làm giảm sức đề kháng của bé.

nước gừng tắm cho trẻ
Hơi nước gừng ấm giúp làm lỏng dịch mũ - Ảnh Internet

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc cho trẻ, mọi loại thuốc dùng cho trẻ đều cần phải được chỉ định dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

4. Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Tăng sức đề kháng, miễn dịch của trẻ nhỏ: Mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là vitamin C, vitamin, khoáng chất v.v… Cho bé ăn và ngủ đúng giờ, đủ giấc.

Không gian xung quanh bé phải luôn trong lành, sạch sẽ: Nhất là nơi bé chơi hay sinh hoạt nhiều thì cần phải sạch sẽ, khi có thành viên trong gia đình mắc các chứng bệnh cảm cúm, nhiễm vi khuẩn,… Tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc và lau chùi vào những đồ đạc mà người bệnh tiếp xúc mà bé cũng có thể cầm, nắm bởi vi khuẩn nhiễm bệnh có thể bám lại những đồ vật thường ngày khoảng 2 giờ đồng hồ.

N ên rửa tay thường xuyên: Nhắc nhở và giúp bé rửa tay thường xuyên sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hay sau khi đi chơi về.

mẹ bế bé
Hãy vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc trẻ - Ảnh Internet

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi sẽ kéo dài dai dẳng nếu các mẹ không biết vệ sinh phòng tránh và chăm sóc bé đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã gửi đến các mẹ những thông tin và kiến thức bổ ích, để giúp luôn xử lý đúng nếu trẻ có bị bệnh. Chúc bé khỏe mẹ vui và luôn cùng đồng hành với  Yeutre.vn trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc con nhé.

Ngọc Huyền tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI