1. Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?
1.1. Với trẻ 4 tháng tuổi - tuyệt đối không cho bé ăn dặm ở độ tuổi này
Đây là một lưu ý cực kỳ quan trọng với những người lần đầu “lên chức” bố mẹ. Chúng ta phải biết rằng khi trẻ dưới 4 tháng tuổi thì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển một cách hoàn thiện để phân hủy những thức ăn dạng đặc (khác với sữa), bên cạnh đó cơ hàm của bé trong giai đoạn này vẫn chưa hoạt động để đưa thức ăn vào. Vì thế khi bố mẹ nghĩ đến chuyện trẻ mấy tháng ăn dặm thì phải biết mốc thời gian 4 tháng không được cho trẻ ăn gì ngoài sữa mẹ.
Vậy câu hỏi đặt ra rằng, có phải trẻ từ 4 tháng thì có thể ăn dặm? Để trả lời câu hỏi này cũng không có một đáp án cố định nào cả. Mỗi bé khi chào đời sẽ là một cá nhân riêng biệt, và việc mấy tháng bé ăn dặm cũng khác nhau. Có bé khi bước sang tháng tuổi thứ 4 đã đòi ăn nhiều hơn trước, lúc này nếu mẹ của bé không đủ sữa cho bé bú hay vì một số lý do đặc biệt nào khác, thì có thể cho bé bắt đầu ăn dặm, nhưng độ tuổi ăn dặm này không được khuyến khích.
1.2. Với trẻ 5 tháng tuổi - sự xem xét cẩn trọng
Như thế, độ tuổi 5 tháng tuổi thì sao, có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm ở thời điểm này không. Cũng tương tự như câu trả lời ở trên với trẻ 4 tháng tuổi, độ tuổi ăn dặm này phụ thuộc vào chính bé, không nên do quyết định của bố mẹ.
Thực tế, một số bé ở 5 tháng đã cứng cáp và có biểu hiện muốn ăn dặm. Và với những bé như thế, khởi đầu ăn dặm cho con ở 5 tháng tuổi là có thể. Dù vậy, độ tuổi khuyến khích để bé ăn dặm tốt hơn vẫn là 6 tháng tuổi.
Theo các chuyên gia, trước 6 tháng tuổi thì với bất kỳ bé sơ sinh nào điều cần nhất chính là sữa mẹ, vì đó “là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Trong thời gian từ lúc chào đời đến 6 tháng tuổi nếu mẹ đủ sữa cho trẻ thì đừng nghĩ đến chuyện “mấy tháng tre ăn dặm tốt nhất” mà làm gì.
1.2. Với trẻ 6 tháng tuổi - thời điểm cho con ăn dặm được xem là phù hợp nhất
Như vậy, bữa ăn dặm chính thức tốt nhất cho trẻ là khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi. Lúc này nếu bạn để ý sẽ thấy trẻ đã cứng cổ, có thể ngồi (có hỗ trợ) và đặc biệt trẻ bắt đầu có các biểu hiện “đòi ăn dặm” rõ ràng hơn như sau:
- Trẻ đòi bú liên tục, có các biểu hiện “đòi bú”, đòi bú đêm.
- Trẻ mút tay nhiều hơn bình thường và chảy nước miếng.
- Thấy người lớn ăn, con nhìn chằm chằm thích thú.
- Khi được ai mớm ăn thì bé tỏ ra “khoái chí” và hưởng ứng, tiếp nhận tích cực.
2. Trẻ ăn dặm và 8 điều bố mẹ cần nắm chắc
Khi đã có đáp án cho câu hỏi trẻ mấy tháng ăn dặm được, thông thường các bố mẹ sẽ có tâm lý “nôn nóng”. Cụ thể, nhiều bố mẹ “thi nhau cho con ăn”, với quan niệm trẻ ăn dặm càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia việc ăn dặm của trẻ phải tập từ từ. Cụ thể có 8 lưu ý sau trong thời gian bé ăn tập ăn dặm mà bố mẹ cần nắm chắc:
- Trong hai tuần đầu tiên, mỗi ngày trẻ chỉ cần ăn thêm một bữa.
- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm bố mẹ hãy là người giới thiệu cho trẻ từng vị thức ăn dặm riêng lẻ. Đợi khi trẻ quen vị thì có thể nấu chung các thực phẩm phù hợp với nhau để đổi vị, giúp bé được khám phá thêm sự phong phú của thức ăn.
- Nên để trẻ ăn các loại thức ăn nhà có sẵn, hoặc những thực phẩm bố mẹ thường dùng. Đặc biệt, khi tập ăn dặm cho bé bố mẹ cố gắng tự nấu cho trẻ nhé, không dựa vào thức ăn dặm bán sẵn (trừ trường hợp quá bận rộn).
- Tuyệt đối không nêm gia vị trong thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, nhất là muối, đường, bột nêm.
- Bắt đầu bằng thức ăn dặm thật nhuyễn mịn, có độ lỏng, sau đó chuyển dần qua thức ăn thô hơn (theo từng tháng) và độ đặc tăng dần.
- Mỗi bữa ăn dặm cho bé tối đa 30 phút (tập để trẻ quen, và tránh tâm lý cho con ăn càng nhiều càng tốt).
- Để trẻ ăn dặm theo nhu cầu, khi thấy trẻ có dấu hiệu từ chối thì ngưng, không ép trẻ ăn thêm.
- Trẻ ăn dặm cũng vẫn chỉ là giai đoạn khám phá thực phẩm, tập làm quen với việc ăn uống ngoài sữa mẹ, và sữa mẹ vẫn là thức ăn chính & thức ăn tốt nhất cho trẻ trong thời gian này.
3. Ăn dặm đúng lúc giúp trẻ phát triển toàn diện
Việc trả lời đúng câu hỏi “trẻ mấy tháng ăn dặm” là một thử thách không hề đơn giản với nhiều bố mẹ trẻ nói riêng, các bậc làm cho mẹ nuôi con thơ nói chung. Ai cũng mong con cái mình được khỏe mạnh, và ai cũng có chung tâm lý “sợ con đói” thế nên thường xác định sai thời điểm trẻ có thể ăn dặm.
Việc cho con ăn dặm đòi hỏi bố mẹ phải quan sát kỹ, quan tâm con cái mình mỗi ngày để từ đó đưa ra quyết định cho trẻ ăn dặm đúng lúc nhất, để trẻ có được sự phát triển toàn diện. Cụ thể hơn, thời điểm ăn dặm đúng lúc có những đóng góp rất rõ ràng trong quá trình phát triển của con sau đó như:
- Ăn dặm đúng lúc giúp trẻ giảm dị ứng thức ăn : Trong 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa trẻ được ví là “hệ tiêu hóa mở” bởi tất cả thức ăn đều được hấp thụ trực tiếp. Do đó, việc xác định đúng thời điểm bé ăn dặm giúp trẻ bớt được những dị ứng không đáng có do thức ăn gây ra.
- Ăn dặm đúng lúc bổ sung sắt cho trẻ : Thông thường trong 6 tháng đầu đời trẻ vẫn hấp thụ sắt từ sữa mẹ. Tuy nhiên, sau thời gian này bé sẽ có nhu cầu về sắt nhiều hơn, do đó thời điểm 6 tháng là lý tưởng để trẻ ăn dặm, bổ sung chất sắt cần thiết mà trẻ đang cần.
- Ăn dặm đúng lúc giúp “rèn” bệnh lười ăn : Nếu cung cấp thức ăn đúng thời điểm trẻ thiếu (và thích) thì sẽ tạo ra thói quen cho bé biết hợp tác với bố mẹ sau này. Bởi ăn dặm là bước đi đầu tiên của thói quen ăn uống của trẻ , bên cạnh đó còn góp phần tạo cơ hội cho trẻ phát triển nhân cách, khi trẻ bắt đầu được khám phá những điều thích hoặc không thích.
Tóm lại, trên đây là những gợi ý để giúp bố mẹ tìm cho mình đáp án của câu hỏi “trẻ mấy tháng ăn dặm”. Ngay cả khi đã có được đáp án phù hợp nhất, bố mẹ cũng đừng quên rằng ăn dặm là cơ hội để trẻ khám phá thức ăn, tập ăn, là một điều thú vị những cũng đầy khó khăn (với trẻ và với chính bố mẹ). Ăn dặm với trẻ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn của cả đôi bên, nhất là trong thời gian đầu, vì thế bố mẹ đừng quá nản lòng (lẫn nóng lòng) nhé.
Đức Lộc tổng hợp