Trẻ dậy thì muộn có thể bị vô sinh

Có những thanh niên đã tròn 20 tuổi nhưng vẫn chưa cóbất kỳ hiện tượng nào của tuổi dậy thì. Liệu điều này có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản hoặc dấu hiệu vô sinh như mọi người vẫn biết?

banner ads

9253-tre-day-thi-muon--hinh-11.jpg

Dậy thì muộn là vấn đề đáng lo ngại.

Thật đáng buồn khi đó lại là lời cảnh báo của các chuyên gia về hiện tượng dậy thì muộn.

Bình thường, đối với bé gái thời điểm 9 – 14 tuổi là lúc đánh dấu tuổi dậy thì với những hiện tượng đặc trưng nhất như xuất hiện kinh nguyệt, ngực nở… Với các bé trai, dậy thì có thể muộn hơn khoảng 3 năm, tức khi bé đủ 11 – 15 tuổi. Muộn hơn hay sớm hơn với thời điểm bình thường này đều là điều đáng lo ngại.

Riêng với dậy thì muộn được xem là một dạng bệnh lý cần được can thiệp bằng y học.

Những biểu hiện của dậy thì muộn

Những thay đổi nội tiết tố ở cả nam và nữ (testosterone ở nam và estrogen ở nữ) trong độ tuổi dậy thì đều làm thay đổi tâm sinh lý ở mức độ nhất định đối với từng cá nhân.

Ở nữ giới: cơ thể sẽ phát triển phổng phao với các biểu hiện bên ngoài có thể dễ dàng nhận thấy như ngực nở, xuất hiện các đường cong rõ nét hơn, lông vùng kín bắt đầu mọc và đặc trưng nhất là các kỳ kinh nguyệt xuất hiện đều đặn hàng tháng.

9254-tre-day-thi-muon--hinh-21.jpg

Nam giới dậy thì thân hình nở nang hơn với phần vai mở rộng và cơ bắp phát triển.

Ở nam giới: tuổi dậy thì thường đi đôi với sự tăng trưởng về chiều cao, trọng lượng, thân hình nở nang với phần vai mở rộng và cơ bắp phát triển. Đặc trưng nhất là hiện tượng vỡ giọng. Người ta thường nghe các bé nam dậy thì nói thứ tiếng ồm ồm bất thường nhưng thực ra đó là hiện tượng hết sức bình thường khi thanh quản của bé trai đã rộng hơnCùng với đó, một số khác còn mọc ria mép, râu, lông nách, lông mu và đặc biệt đã bắt đầu có hiện tượng phóng tinh.

Nếu một trẻ đã quá tuổi dậy thì vẫn không có những biểu hiện đặc trưng trên chứng tỏ trẻ bị dậy thì muộn.

Nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng dậy thì muộn nhưng tựu chung thường xuất phát do: di truyền, bệnh lý mạn tính, trục trặc về tuyến yên, tuyến giáp hoặc do chế độ dinh dưỡng…

Nếu trong gia đình trước đó đã có những tiền lệ dậy thì muộn từ những người họ hàng, ruột thịt thì rất có thể trẻ sẽ bị dậy thì muộn. Trường hợp này không cần phải điều trị, trẻ sẽ dậy thì vào thời điểm về sau.

Một số bệnh như tiểu đường, thận, hen suyễn,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì muộn do bệnh tật khiến các bộ phận sinh dục phát triển chậm hơn bình thường. Đó là lý do vì sao một số bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính mãi đến khi lớn tuổi mới bắt đầu dậy thì.Để khắc phục, trẻ cần được khám và điều trị kịp thời.

9255-tre-day-thi-muon--hinh-31.jpg

Rối loạn ăn uống cũng là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì muộn.

Trường hợp liên quan đến chế độ dinh dưỡng thường gắn với những trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc bị rối loạn ăn uống. Nếu không đủ dưỡng chất cần thiết,trẻ không thể phát triển khỏe mạnh để đáp ứng thay đổi lớn của tuổi dậy thì.

Một vài “trục trặc” liên quan đến tuyến yên hoặc tuyến giáp làm cản trở việc sản xuất hormone cũng có thể dẫn đến hiện tượng dậy thì muộn.

Ngoài ra, một số người bất thường về nhiễm sắc thể có thể cũng có thể bị dậy thì muộn. Nó có thể là một trở ngại lớn đối với việc tăng trưởng bình thường của một người. Đối với nữ, hội chứng Turner là một ví dụ điển hình của bất thường về nhiễm sắc thể.

9256-tre-day-thi-muon--hinh-41.jpg

Trẻ dậy thì muộn cần được phát hiện và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau.

Theo các bác sĩ chuyên nghiên cứu về vấn đề dậy thì muộn, nếu không được phát hiện và có những biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản về sau của trẻ, thậm chí còn dẫn đến khả năng vô sinh.

Biết được điều này, bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến tuổi dậy thì của trẻ nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc về sau.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI