1. Bệnh đau đầu
Không ít mẹ sẽ gặp hiện tượng này sau khi sinh. Đau đầu kèm theo các triệu chứng như cơ thể suy nhược, mệt mỏi, đau đầu triền miên.
Theo các bác sĩ, sau sinh hầu hết phụ nữ nào cũng bị đau đầu. Nguyên nhân do lần đầu tiên sinh nở, các chị em thiếu kinh nghiệm trong việc chăm sóc con dẫn đến thần kinh căng thẳng, ăn uống không đủ chất, thiếu máu và lao động quá nặng nhọc.
Do đó, để hạn chế đau đầu, chị em cần phải ngủ đủ, ăn đủ chất, lao động phù hợp thì mới giảm nhẹ triệu chứng.
2. Khớp tay, khớp chân đau nhức
Một số chị em lại thường xuyên bị đau nhức khớp tay, khớp chân. Nguyên nhân một phần do khi mang thai, thai lớn khiến các khớp của cơ thể giãn ra để chống đỡ lấy thai nhi. Đặc biệt là mang thai đôi thì người mẹ càng mệt mỏi và vất vả hơn.
Sau khi sinh, các mẹ không kiêng cữ kỹ, làm việc sớm, vất vả dẫn tới thường xuyên bị đau nhức khớp, đặc biệt những hôm trời trở lạnh lại càng đau dữ dội. Do đó, việc kiêng khem nước non hay mặc quần áo dài không có gì là quá vô lý. Điều này sẽ giúp chị em tránh được việc đau nhức sớm.
3. Không kiểm soát được tình trạng đi vệ sinh
Sau sinh, các mẹ sẽ không thể ngờ rằng, có một ngày mình phải đóng tã như trẻ nhỏ, vì không thể kiểm soát được tình trạng đi vệ sinh. Đây là một trong những bệnh lý phổ biến ở các bà mẹ sau sinh, nguyên nhân do quá trình sinh nở, âm hộ giãn quá mức hoặc các cơ xung quanh bàng quang, niệu đảo sản phụ trở nên yếu dẫn tới việc són tiểu, đi tiểu nhắt, đi tiểu không tự chủ.
Điều này có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, tâm lý của các bà mẹ. Do đó, các mẹ có thể tìm tới các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.
4. Rụng tóc sau sinh
Đây là bệnh lý phổ biến mà hầu hết bà mẹ sau sinh nào cũng trải qua. Mái tóc óng mượt, dày dặn ngày nào có thể rụng rất nhiều, thưa thớt. Điều này thường xảy ra vào 1 -2 tháng đầu sau sinh. Nguyên nhân chủ yếu do thay đổi nội tiết, rối loạn tâm lý hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
Số lượng tóc rụng nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào lượng hocmone nữ trong cơ thể tăng hay giảm. Tình trạng này sẽ trở nên bình thường sau 6 - 7 tháng sau sinh.
5. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ không chỉ xuất hiện khi mang thai, sau khi mang thai các bà mẹ cũng rất dễ bị trĩ. Nguyên nhân một phần do việc dùng sức rặn đẻ quá nhiều, sai cách dẫn tới bệnh trĩ. Ngoài ra, sau khi sinh, các cơ đường tiết niệu yếu, nếu dùng sức rặn mạnh khi đi vệ sinh rất dễ gây phình tĩnh mạch và sa trĩ.
Chưa kể, khi bà bầu cho con bú nhưng lại uống ít nước, thức ăn không đa dạng, ăn khô, ăn nhiều thịt, ít chất xơ dẫn tới cơ thể thiếu nước, phân cứng và đại tiện khó gây ra trĩ.
Để phòng chống bệnh trĩ, sau sinh các mẹ nhớ vẫn duy trì uống đủ nước mỗi ngày, tăng cường nhiều chất xơ từ rau củ quả.
Yeutre.vn (Tổng hợp)