Tìm hiểu sự khác biệt giữa trẻ mẫu giáo và trẻ học lớp 1

Bước vào lớp 1, trẻ sẽ bị gò bó hơn trong việc vui chơi và thường xuyên bị cha mẹ hối thúc chuyện học hành. Trong khi đó, trẻ mẫu giáo lại tự do, thoải mái và được khuyến khích vui chơi mỗi ngày.

banner ads

Hiểu được sự khác biệt cơ bản này, cha mẹ sẽ có những định hướng giáo dục trẻ tốt hơn và chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp 1.

Sự khác nhau giữa hai giai đoạn

1. Hoạt động

22597-tre-hoc-mau-giao.jpg

Trẻ mẫu giáo được vui chơi thỏa thích

- Trẻ mẫu giáo: Hoạt động ở đây chủ yếu là vui chơi. Trẻ có thể thỏa thích nô đùa, đi lại thoải mái mà không lo lắng bất kỳ điều gì. Chưa kể, trẻ còn được các cô cho tiếp xúc với nhiều đồ chơi sáng tạo khác nhau, thoải mái trong việc tranh giành đồ chơi và tùy ý tưởng tượng.

- Trẻ học lớp 1: Khác với trẻ mẫu giáo, trẻ lớp một hoạt động chủ yếu là học tập. Trẻ bị gò bó về thời gian, tính kỷ luật như: buộc phải ngồi yên suốt giờ học và tập trung nghe giảng; tuân theo các quy định giờ, tiết học do nhà trường đề ra. Các bài học của trẻ đều khá trìu tượng trái ngược hoàn toàn với những đồ chơi xanh đỏ khi trẻ còn học mẫu giáo.

2. Kỹ năng trong học tập

- Trẻ mẫu giáo: Hầu hết các trẻ mẫu giáo đều không bị yêu cầu về kỹ năng trong học tập. Chúng khá vụng về khi học các bài học về cắt, vẽ.

- Trẻ lớp 1: Trẻ buộc phải viết chữ thẳng hàng, chuẩn theo mẫu, một số trường còn rèn cho trẻ viết chữ đẹp và giữ vở luôn sạch sẽ.

3. Tính kỷ luật

- Trẻ mẫu giáo: Môi trường giáo dục nào cũng đều phải có tính kỷ luật để việc học tập đi vào khuôn khổ. Tuy nhiên, ở mẫu giáo, tính kỷ luật không được áp dụng triệt để và chỉ áp dụng trong một số trường hợp thật cần thiết. Vì vậy, trẻ có thể thoải mái nói chuyện, nô đùa, cắt vẽ sai, làm không đúng đều được. Trẻ cũng không có trách nhiệm phải thuộc bài, thuộc lời dặn dò của thầy cô.

22599-tinh-ky-luat.jpg

Trẻ tiểu học phải tập trung vào việc học

- Trẻ học lớp 1: Ngược lại với môi trường mẫu giáo, bậc tiểu học luôn đề cao tính kỷ luật, vì vậy, trẻ buộc phải thuộc bài khi tới trường; không tự do nói chuyện trong lớp; phát biểu theo đúng chủ đề bài học; luôn bị thầy cô, cha mẹ kiểm tra kết quả học tập.

4. Tình cảm

- Trẻ mẫu giáo: Chúng thường được cha mẹ, thầy cô chiều chuộng, khen thưởng nhiều hơn là trách mắng. Vì vậy, trẻ mẫu giáo có xu hướng làm nũng với mọi người.

- Trẻ học lớp 1: Trẻ chỉ được khen thưởng khi ngoan, đạt điểm cao, ngược lại sẽ bị trách phạt. Cha mẹ sẽ không chiều chuộng như khi trẻ học mẫu giáo, thay vào đó là rèn luyện trẻ rất nghiêm khắc.

Giúp con vượt qua nỗi sợ tiểu học

Không phải cha mẹ nào cũng hiểu được nỗi sợ vào lớp 1 của con cũng như thông cảm cho những tiếc nuối của trẻ như không được vui chơi thỏa thích, không được chiều chuộng, khen thưởng.

22598-con-thich-di-hoc.jpg

Giúp con sẵn sàng vào lớp 1

Để giúp con sẵn sàng bước vào bậc tiểu học một cách thoải mái, tự tin nhất, cha mẹ cần lưu ý:

- Nên tập cho trẻ tính tự lập ở bậc mẫu giáo như trẻ tự ăn, tự mặc quần áo, tự đi giày dép. Điều này sẽ giúp trẻ trách nhiệm hơn với bản thân mình khi vào tiểu học mà không “bám” cha mẹ.

- Tập cho trẻ ngồi yên trong một thời gian dài khi học ở các lớp mẫu giáo để trẻ không cảm thấy khó chịu với 45 phút của tiết học bậc tiểu học.

- Rèn luyện cho trẻ đôi tay khéo léo với các trò chơi vẽ hình, tập tô, lắp ghép, nặn đồ vật… để trẻ viết chữ đẹp hơn sau này.

- Chia sẻ những khó khăn về tâm lý mà trẻ đang trải qua để hiểu con hơn và có phương pháp giáo dục phù hợp. Bởi con trẻ thường làm theo những gì chúng thích, ngược lại nếu không thích, chúng sẽ phá đám, chán nản, học kém.

- Cha mẹ cũng lưu ý, khi con vào lớp 1, đừng quá nóng vội trong việc thúc ép con học, tuân theo kỷ luật quá nghiêm khắc. Hãy từ từ và kiên trì hướng dẫn, giáo dục con để con hợp tác vui vẻ cùng cha mẹ, thầy cô.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI