Tìm hiểu 8 giai đoạn học nói của trẻ trong ba năm đầu đời

Em bé của bạn học được cách nói chuyện trong hai năm đầu đời. Rất lâu trước khi thốt ra từ đầu tiên, bé đã học các quy tắc ngôn ngữ và cách dùng nó để giao tiếp như người lớn.

banner ads

Bé sẽ bắt đầu bằng cách dùng lưỡi, môi, vòm miệng, và bất chiếc răng mới nhú nào của mình để tạo ra âm thanh. Sau đó, những âm thanh sẽ trở thành từ ngữ thực sự với các ngữ âm "mama" và "dada" ngay từ khi bé 6 tháng tuổi.

38285-be-hoc-noi-2.jpg

Bé sẽ bắt đầu bằng cách dùng lưỡi, môi, vòm miệng, và bất chiếc răng mới nhú nào của mình để tạo ra âm thanh

Từ đó trở đi, bé sẽ nhặt nhạnh nhiều từ ngữ hơn từ bạn và những người khác. Trong vài trường hợp khoảng thời gian giữa 18 tháng và 2 năm, bé sẽ bắt đầu hình thành từ hai đến bốn từ trong một câu. Khi bé được kích thích tinh thần, được dành nhiều tình cảm và cử chỉ yêu thương, bé càng có khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt hơn để diễn đạt những gì bé nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, suy nghĩ, và mong muốn.

8 giai đoạn học nói của trẻ

Trong tử cung

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng em bé đã bắt đầu học ngôn ngữ từ khi còn trong tử cung của người mẹ. Bé đã lắng nghe nhịp đập của trái tim mẹ, nghe những thanh âm được phát ra từ giọng nói của mẹ và phân biệt được giọng mẹ và bố với những người khác.

Sơ sinh đến 3 tháng

Khóc là hình thức giao tiếp đầu tiên của bé. Khi một tiếng la hét bất thường, nó truyền đi một nhu cầu cần được đáp ứng: đói - muốn ăn; đau - rên la; khóc - muốn được thay tã. Khi lớn hơn, bé sẽ phát triển giao tiếp thông qua những biểu cảm gương mặt và những âm thanh khác như sôi bụng, thở dài, và nhăn nhó.

Đây cũng là lúc bé bắt đầu nhận ra âm thanh phát ra từ gì và nó biểu đạt nội dung nào, thậm chí có thể xâu chuỗi cấu trúc câu để lắng nghe những người xung quanh.

4 - 6 tháng

Ở giai đoạn này, bé bắt đầu phát ra những âm thanh của riêng mình. Bé có thể kết hợp được cả phụ âm và nguyên âm để tạo thành tiếng "ba" hay "da". Vào khoảng 6 tháng, bé phản ứng khi ai đó gọi tên mình.

Bạn có thể nghe thấy tiếng nói đầu tiên của bé với các từ "mẹ" hay "ba" từ lúc này và trở về sau. Mặc dù nó chắc chắn sẽ làm tan chảy trái tim của bạn, nhưng bé vẫn chưa đủ hiểu những từ ngữ đó đang dùng để chỉ về bạn. Mãi đến một năm sau nữa, bé mới bắt đầu hiểu điều này.

Nỗ lực của bé trong việc sử dụng ngôn ngữ đó là những lần độc thoại với những thứ âm thanh mà bạn không thể nào hiểu nổi. Tiếng kêu phát ra từ bộ máy phát âm là một trò chơi thú vị của bé. Bé có thể tận dụng lưỡi, răng, vòm miệng, và dây thanh quản để làm bật lên những âm thanh vui nhộn.

Ở giai đoạn này, những tiếng bập bẹ nghe có vẻ giống nhau dù bé đang nói tiếng Anh, tiếng Việt hay bất cứ ngôn ngữ nào. Chẳng hạn bạn sẽ nghe bé nói "ka" hoặc "da" lặp đi lặp lại. Và bé thực sự thích thú với khả năng này của mình.

7 - 12 tháng

38287-be-hoc-noi.jpg

Khi bé bập bẹ và cố gắng vận dụng khả năng ngôn ngữ của mình, bé sẽ cho bạn thấy dường như những từ ngữ bé ghép được thật sự có nghĩa

Khi bé bập bẹ và cố gắng vận dụng khả năng ngôn ngữ của mình, bé sẽ cho bạn thấy dường như những từ ngữ bé ghép được thật sự có nghĩa. Đó là bởi vì bé đang cố gắng tạo ra những cấu trúc câu tương tự như những gì bạn vẫn đang sử dụng. Đây là lúc thích hợp nhất để bạn nói chuyện và đọc sách cho bé nhằm củng cố vốn từ và khả năng kết hợp ngôn ngữ.

13 - 18 tháng

Bây giờ bé đã có cho mình một vốn từ nhất định và hiểu phải sử dụng những từ ngữ để biểu đạt điều gì. Thậm chí bé còn rất cố gắng để vận dụng năng lực của bộ máy phát âm trong các động tác uốn, nâng cao giọng để tạo ra ngữ điệu cho lời nói. Đây chính là lúc bé nhận ra tầm quan trọng của ngôn ngữ và tin vào sức mạnh của giao tiếp trong việc phục vụ các nhu cầu bản thân.

19 - 24 tháng

Mặc dù bé có thể chỉ giao tiếp trong phạm vi khoảng 50 từ, nhưng bé bây giờ đã hiểu được nhiều hơn những gì mình nói. Bé đang nhặt thêm cho mình nhiều từ ngữ khác để làm phong phú hơn vốn từ của mình qua mỗi ngày. Một số bé đã bắt đầu nói những câu đơn giản như “Ẵm con”.

Để giúp bé, bạn có thể nói chuyện với bé nhiều hơn bằng những câu có 3 từ, 4 từ hoặc hát cho bé nghe những bài đồng dao đơn giản. Để thể hiện mình, đôi lúc bé bày tỏ chính kiến bằng cách nói “Không thích” hoặc “Bé muốn”. Tuy nhiên một số đại từ có thể bị sử dụng nhầm. Chẳng hạn thay vì nói “Con muốn chơi”, bé có thể nói “Em muốn chơi!”.

25 - 36 tháng

Bé có thể phải trải qua giai đoạn luyện tập khá khó khăn để tập hợp khối lượng từ thích hợp khi nói chuyện. Nhưng bé sẽ sớm để tích lũy đủ. Lúc này bé bắt đầu phân biệt được những đại từ như "tôi", "chúng ta" và "bạn".

Vốn từ vựng của bé trong giai đoạn này tiếp tục được mở rộng và bé có thể hiểu hầu hết những gì bạn nói. Bé sẽ kết hợp danh từ và động từ với nhau để xâu chuỗi thành câu đơn giản, chẳng hạn như "Con muốn đi chơi bây giờ."

Bé lên 3

Lúc này bé đã nói chuyện khá sỏi. Thậm chí có thể bịa ra một câu chuyện nào đó để kể cho bạn nghe. Để thử xem khả năng của bé, bạn có thể yêu cầu bé thực hiện nhiều việc phức tạp cùng lúc như “Con hãy đến bàn làm việc của mẹ, nhặt tờ giấy lên và để nó trên bàn”.

Làm thế nào để giúp con bạn nói chuyện lưu loát?

Bạn có thể giúp bé hình thành kỹ năng ngôn ngữ bằng cách đem đến một môi trường giao tiếp phong phú. Điều này có nghĩa là bạn cần làm những việc sau:

Nói chuyện thường xuyên với con

Bạn không cần phải huyên thuyên quá nhiều điều, nhưng chỉ cần ngồi nói chuyện bé bất cứ khi nào cả hai đang ở cùng nhau. Khi bạn làm việc gì, hãy cố gắng mô tả nó cho bé hiểu. Đặt ra nhiều câu hỏi càng tốt, hay có thể hát để minh họa. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là để bé được nhận dạng từ.

Đọc sách, truyện cho con nghe mỗi ngày

38286-be-hoc-noi-4.jpg

Đọc sách cho bé là một cách tuyệt vời đê tăng thêm lượng từ vựng mới

Đọc sách cho bé là một cách tuyệt vời đê tăng thêm lượng từ vựng mới. Những câu văn hoàn chỉnh sẽ giúp bé học cách tạo thành các câu và làm thế nào để tạo thành những câu chuyện trôi chảy. Hầu hết mọi đứa trẻ đều thích nghe giọng của mẹ mình và tận hưởng nó theo trí tưởng tượng mà những câu chuyện đã tạo ra.

Lắng nghe con mọi lúc, mọi nơi

Khi bé đang nói chuyện với bạn, hãy cố gắng nhìn vào bé để bé biết rằng lời nói của mình đang phát huy hiệu quả. Bé sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ của mình khi nhận ra bạn đang quan tâm đến những gì bé nói.

Phải làm gì nếu bé không nói chuyện?

Không ai đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của bé tốt hơn bạn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây, hãy tìm đến bác sĩ để được hiểu thêm về khả năng ngôn ngữ của con:

6 - 12 tháng

Bé không có dấu hiệu phát ra âm thanh hay dùng mắt để giao tiếp với bạn. Bé không thể phát ra những nguyên âm "a", "e", "o"), không phản ứng khi ai đó kêu têu mình hoặc với bất kỳ âm thanh nào khác. Khi được 9 tháng tuổi, bé không có hiện tượng nói bi ba bi bô hoặc không thể gọi "ba" hay "mẹ") dù đã 12 tháng tuổi.

13 - 18 tháng

Bé không cố gắng dùng ngôn ngữ để nói nhu cầu của mình, không thêm được từ mới, có ít hơn 6 từ khi được 18 tháng hoặc mất khả năng ngôn ngữ.

19 - 24 tháng

Khi được 24 tháng, bé không thể chỉ ra những bộ phận khác trên cơ thể, không thể làm theo những hướng dẫn đơn giản, không biết bắt chước hoặc chỉ dùng những từ đơn.

25 - 36 tháng

Đến 36 tháng tuổi, bé vẫn không biết sử dụng hai hoặc ba từ, không nói chuyện thành câu, không làm theo hướng dẫn đơn giản nhất hoặc nói năng rời rạc từng từ và nói những điều không ai hiểu.

Nếu con bạn nói lắp, đó chưa hẳn là vấn đề đáng quan ngại. Nói lắp là hiện tượng bình thường ở mọi đứa trẻ tập nói, đặc biệt là khi khả năng giao tiếp của bé đang trong giai đoạn được mở rộng rất nhanh. Đôi khi bé sẽ rất vui mừng để nói với bạn những gì diễn ra trong tâm trí và bé có thể không đủ từ ngữ để đuổi kịp suy nghĩ của chính mình.

Nhưng nếu nói lắp tiếp diễn đến khi bé 4 tuổi, hoặc bé thật sự nhăn mặt trong nỗ lực để phát thành câu thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ của bé. Hầu hết các trường học trên thế giới sẽ kiểm tra và can thiệp vấn đề nói lắp của bé nếu nó kéo dài hơn 6 tháng.

Sau khi biết giao tiếp, bé sẽ làm gì?

38288-be-hoc-no-3i.jpg

Bé sẽ rất thích thú nếu có cơ hội được biểu đạt ngôn ngữ

Khi bé lớn, bé sẽ trở thành một người huyên thuyên cả ngày và bạn sẽ cầu mong sao con im lặng đi ít phút. Nhưng bé sẽ rất thích thú nếu có cơ hội được biểu đạt ngôn ngữ trong các hoạt động ở trường mẫu giáo như kể chuyện, mô tả về con vật hay nói về đồ ăn của mình.

Đến 4 tuổi, bé có thể nói những câu dài từ 5 đến 6 từ. Bé đã bắt đầu hiểu và tạo thành những câu nói phức tạp để biểu đạt ý muốn của mình. Do vậy, bé sẽ kể đủ mọi chuyện cho bạn nghe, kể cả những câu chuyện của trí tưởng tượng. Và đây cũng là lúc bé bắt đầu những câu hỏi tại sao của mình.

Yeutre.vn

Nguồn: CKM

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI