Tuyệt chiêu giúp trẻ tăng 1.000 từ vựng trong 3 năm đầu đời

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, 3 năm đầu đời, bé có thể tích lũy cho mình 1.000 từ vựng để giao tiếp và đủ hiểu người lớn nói gì với bé. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng “sở hữu” vốn từ phong phú. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cha mẹ như thường xuyên trò chuyện với con, đọc cho con nghe…

banner ads

1. Thường xuyên trò chuyện với con

21301-noi-chuyen.jpg

Thường xuyên nói chuyện giúp trẻ tăng từ vựng

Một số cha mẹ quá bận nên không có nhiều thời gian trò chuyện cùng con, điều này khiến trẻ có xu hướng ít nói và vốn từ vựng bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu thường xuyên trò chuyện cùng con, trẻ sẽ thích nói chuyện, ê a và tích lũy thêm nhiều vốn từ vựng hơn cha mẹ nghĩ.

Ngoài ra, việc nói chuyện với con thường xuyên còn kích thích sự phát triển não bộ của trẻ, trẻ sẽ nhanh nhẹn, thông minh hơn.

banner ads

2. Gộp từ vựng theo chủ đề

Để bé nhớ và tăng vốn từ vựng, các mẹ cũng có thể gộp các từ vựng theo chủ đề như trái cây, hoa, biển, nấu cơm… Mẹ nhớ lựa chọn các chủ đề gần gũi với trẻ để giúp trẻ dễ nhớ từ vựng.

Khi trò chuyện, mẹ cố gắng hỏi bé thật nhiều về những chủ đề liên quan như: “Con thích ăn loại trái cây gì. Trái cam có màu gì?...”.

3. Lặp lại từ thường xuyên

Trẻ ở giai đoạn này thường có trí nhớ ngắn. Trẻ có thể nhớ ngay những từ mẹ vừa nói, nhưng một lúc sau sẽ quên lập tức. Vì vậy, để con ghi nhớ lâu và nhanh tăng vốn từ, mẹ hãy lặp lại từ một cách thường xuyên. Và mẹ đừng quên dạy con những vốn từ tích cực, hạn chế từ tiêu cực đối với trẻ.

4. Đọc sách cho con nghe

21302-be-doc-sach.jpg

Đọc sách sẽ giúp từ vựng của con phong phú hơn

Vốn từ vựng vô cùng phong phú, nếu mẹ chỉ nói chuyện thôi thì chưa đủ. Mẹ hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách cho trẻ nghe. Mẹ có thể đọc cho trẻ trước giờ đi ngủ hoặc thời gian rảnh rỗi vào ban ngày.

Một số loại sách khuyến khích mẹ đọc cho trẻ như truyện cổ tích, sách trẻ em…

5. Giải thích từ cho con hiểu

Có rất nhiều từ mẹ nói nhưng trẻ không thể hiểu được nên không thường xuyên áp dụng trong các cuộc đối thoại hàng ngày. Ví dụ như từ “cảm ơn” chẳng hạn. Mẹ muốn bé nói cảm ơn khi được giúp đỡ hay cho kẹo, bánh nhưng bé không hiểu và không chịu nói. Vì lẽ đó, mẹ nên giải thích cho bé hiểu tại sao phải cảm ơn, và cảm ơn trong những hoàn cảnh như thế nào. Các mẹ kiên trì giúp bé hiểu được nghĩa của từ vựng, một thời gian dài bé sẽ áp dụng rất thành thạo.

6. Thực hành cùng trẻ

Đừng chỉ nói suông với trẻ khi muốn trẻ tăng lượng từ vựng. Mẹ hãy cùng trẻ thực hành thường xuyên như khi nói “Hai mẹ con mình cùng đi bộ nào” thì mẹ hãy dẫn trẻ đi bộ để trẻ hiểu được ý nghĩa câu mẹ nói. Hoặc mẹ hỏi trẻ: “Quả cam là quả nào?”, “ Con hãy lấy quả cam cho mẹ!” và cùng bé thưởng thức quả cam ngọt mát, nhờ vậy bé sẽ nhận ra quả cam là quả nào và bổ sung từ vựng này vào trong bộ nhớ của bé.

7. Dạy từ vựng gần gũi với bé

Mẹ đừng dạy bé những từ vựng quá xa lạ. Mẹ nói về biển nhưng lại không có hình ảnh minh hoạ về biển. Mẹ nói về con voi nhưng lại không cho bé xem hình con voi hoặc đưa bé đi công viên, thì bé sẽ không thể nhớ những từ đó và rất nhanh quên.

Vì vậy, mẹ hãy dạy bé từ vựng gần gũi với bản thân bé như cái bàn, cái ghế, quần áo, con gà, con mèo... với những vật này, ngày nào bé cũng thấy nên bé ghi nhớ rất nhanh.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI