Bí kíp dạy trẻ 1 tuổi nói như sáo

Ngôn ngữ là tiền đề rất quan trọng cho sự hình thành năng lực cá nhân. Chính vì vậy, ngay từ khi mới chào đời, trẻ nhỏ đã cần được giao tiếp. Và không ai khác ngoài bố mẹ sẽ là những người giúp trẻ điều này.

banner ads

1. Trò chuyện với bé ngay từ khi trẻ chưa có ý thức

9408-lam-sao-de-tre-so-sinh-noi-soi-nhu-sao-1.jpg

Trò chuyện với trẻ sơ sinh.

Hầu hết trong chúng ta đều nghĩ rằng khi một đứa trẻ chưa có ý thức, không nên quá vội can thiệp giáo dục. Tuy nhiên, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Amsterdam lại chỉ ra rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể học được ngôn ngữ từ những ngữ điệu và giọng nói quen thuộc của cha mẹ. Chúng phải mất ít nhất một tuần để bắt kịp với giọng điệu quen thuộc đã nghe từ khi còn trong bụng mẹ.

Thực chất, thông tin đã được xử lý ngay từ những ngày đầu trẻ chào đời và tất cả chúng sẽ được não bộ lưu trữ, sắp xếp một cách trật tự và hợp lý về sau.

Theo sự tiệm tiến của thời gian, trữ lượng ngôn từ sẽ phong phú hơn nếu bố mẹ kiên nhẫn và đều đặn duy trì giao tiếp với trẻ.

Cũng theo các nhà nghiên cứu, điều cốt lõi giúp trẻ tiến bộ trong tiến trình phát triển ngôn ngữ đó là số lượng từ ngữ thu nhận được chứ không phải phương pháp tiếp xúc ngôn ngữ như nhiều người vẫn tưởng. Họ đã đưa ra một phép so sánh rất thụ vị khi cho rằng:

Sự thành công trong tương lai của trẻ = Số lượng từ ngữ của trẻ lúc lên 3.

Xem ra chuyện này có vẻ ngớ ngẩn nhưng bạn nên tin nó có thể mang đến hiệu quả đáng kinh ngạc.

2. Khuyến khích trẻ tự phát ngôn theo cách của chúng

Niềm yêu thích đặc biệt với ngôn ngữ có thể được khơi gợi bằng cách để trẻ tự thoại. Bạn có thể dễ dàng quan sát thấy những đứa trẻ mặc bỉm trò chuyện “bi ba bi bô” với nhau. Có thể, sẽ chẳng ai hiểu được những gì chúng nói. Nhưng đó là cách chúng giao tiếp với nhau. Nói cách khác đó là thứ ngôn ngữ đầu tiên của chúng.

3. Tăng cường giao tiếp với trẻ

9409-lam-sao-de-tre-so-sinh-noi-soi-nhu-sao-2.jpg

Tăng cường vốn từ cho trẻ bằng cách đọc truyện.

Bố mẹ có thể tạo ra những không gian, tình huống giao tiếp để kích thích sự ham thích của trẻ. Những hành động rất đơn giản kèm theo ánh mắt và ngôn ngữ sẽ giúp trẻ định hình rõ tình huống ngôn ngữ. Cách khác, bạn có thể đọc cho trẻ nghe những câu chuyện trong sách vở để tăng cường vốn từ. Khi đưa trẻ ra ngoài dạo chơi, bố mẹ có thể chỉ cho các bé biết đâu là lá, là hoa, là chim muông… và lặp đi lặp lại các từ này để chúng được lưu trữ lại trong bộ nhớ của trẻ. Một thời điểm chín mùi nào đó rất gần, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ lặp lại những gì bạn dạy cho chúng. Một vài nghiên cứu về khả năng giao tiếp của trẻ cũng đã chỉ cho thấy trẻ được dạy giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng ngôn ngữ từ sớm khi lớn lên cũng sẽ thường lanh lợi và thông minh hơn những trẻ khác.

Khi trẻ muốn nhép miệng cố gắng phát âm để đáp trả lời nói của bạn, chúng đã sẵn sàng cho sự bứt phá tiếp theo về phát triển ngôn ngữ. Trong giai đoạn từ 20 - 24 tháng tuổi, trẻ nhỏ đạt đến sự phát triển ngôn ngữ mạnh mẽ nhất.

4. Những giai đoạn phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ

9410-lam-sao-de-tre-so-sinh-noi-soi-nhu-sao4.jpg

Trẻ 12 -18 tháng có thể nói nhanh, nói nhiều hơn trước do vốn từ lúc này đã rất phong phú.

Đối với mỗi đứa trẻ lại có một tiến trình ngôn ngữ riêng. Tuy nhiên, vẫn có những mốc phát triển chung cho tất cả các bé để bố mẹ theo dõi.

Trẻ từ 0-4 tháng: Lắng nghe và mấp máy môi để bắt chước giọng nói, nhất là khi giọng nói quen thuộc từ bố và mẹ.

Trẻ 4-7 tháng: Phạn xạ với âm thanh, lời nói và bắt đầu bập bẹ những từ ngữ đầu tiên.

Trẻ 7-12 tháng: Nhận biết âm tiết và kết hợp chúng với nhau để đạt hiệu quả giao tiếp.

Trẻ 12 -18 tháng: Phát triển từ vựng và có thể nói nhanh, nói nhiều hơn trước.

Trẻ 18 -30 tháng: Một số đã có khả năng thành câu rõ ràng, số khác có thể nói được vài cụm từ.

Trường hợp bạn cần phải đưa con đi khám là khi bé đã được 18 tháng nhưng chưa nói được tối thiểu 15 từ. Nếu thấy trẻ có những bất thường về phát triển ngôn ngữ, cần được phát hiện và quan tâm kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao trong việc điều trị.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI