1. Về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
- Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm được đề xuất bởi bác sĩ Robert G. Edwards và được tiến hành thành công từ năm 1978 trong các loại ống nghiệm thông thường. Vì vậy, phương pháp này mới được gọi là thụ tinh trong ống nghiệm, tên khoa học là In vitro fertilisation (viết tắt là IVF). Thụ tinh trong ống nghiệm là một phương pháp hỗ trợ sinh sản mà tinh trùng và trứng được kết hợp bên ngoài cơ thể. Nếu hiện tượng thụ tinh xảy ra, sẽ tạo thành phôi, sau đó phôi được chuyển vào buồng tử cung. Phôi làm tổ và phát triển thành thai nhi tương tự như hiện tượng thụ thai tự nhiên.
- Thụ tinh trong ống nghiệm được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Đối với phụ nữ:
+) Tắc hai vòi trứng
+) Lạc nội mạc tử cung
+) Xin trứng
+) Hiếm muộn không rõ nguyên nhân do đâu, đã thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung nhiều lần nhưng thất bại.
- Đối với nam giới:
+) Tinh trùng ít, yếu, xảy ra hiện tượng xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh
+) Không có tinh trùng trong tinh dịch (lấy tinh trùng bằng phẫu thuật mào tinh, tinh hoàn)
+) Đứt niệu đạo sau do di chứng vỡ xương chậu...
2. Thụ tinh trong ống nghiệm tỷ lệ thành công khá cao
- Từ năm 2003, trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Hoa Kỳ đã đưa ra báo cáo sơ bộ về tỷ lệ thành công của các phương pháp hỗ trợ sinh sản như sau:
- Tổng số chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm là 112.872.
- Tỷ lệ trẻ sinh sống trong các chu kỳ chuyển phôi tươi của IVF là 33,4%, ICSI là 31,9%, GIFT là 20,8% và ZIFT là 25,9%.
- Tỷ lệ trẻ sinh sống phụ thuộc theo tuổi của người mẹ tương ứng với các số liệu sau:
Mẹ nhỏ hơn 35 tuổi, tỉ lệ thành công là 37%
Mẹ 35 - 37 tuổi, tỷ lệ thành công là 30%
Mẹ 38 - 40 tuổi, tỷ lệ thành công 20%
Mẹ 41 - 42 tuổi, khả năng thành công là 11%
Mẹ trên 42 tuổi, khả năng thành công chỉ còn 4%
Ở mức trung bình, tỷ lệ trẻ sinh sống của thụ tinh trong ống nghiệm là 33,9% đối với nguyên nhân do rối loạn phóng noãn, 14,3% đối với nguyên nhân do giảm dự trữ của buồng trứng.
- Trước đây, với các ca thụ tinh trong ống nghiệm, người ta chuyển phôi ở giai đoạn 4 - 8 tế bào, nghĩa là sau khi nuôi cấy phôi 2 - 3 ngày là chuyển vào tử cung. Kỹ thuật này tuy ít tốn kém hơn nhưng tỷ lệ thành công không cao, chỉ xấp xỉ 25 - 30%.
- Ngày nay, phương pháp thụ tinh ống nghiệm hiện đại Micro Array, kiểm tra tới 23 cặp nhiễm sắc thể, giúp lựa loại bỏ tới 200 bệnh, di tật di truyền, là phương pháp đã điều trị thành công cho rất nhiều trường hợp. Tỷ lệ thành công của phương pháp này lên đến 90%, cao gấp 3 - 4 lần so với kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm thông thường.
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm tỷ lệ thành công cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của bệnh nhân, phác đồ kích thích buồng trứng, chất lượng nuôi cấy phôi, số phôi chuyển và kỹ thuật chuyển phôi. Ở đây, chúng tôi xin nhấn mạnh đến yếu tố đặc điểm bệnh nhân, bởi lẽ đây là yếu tố mà các cặp vợ chồng có thể kiểm soát được. Các yếu tố còn lại thuộc về chuyên môn, kỹ thuật của các cơ sở, bệnh viện mà bệnh nhân lựa chọn. Các cặp đôi hãy chú trọng đến các vấn đề sau để nâng cao tỷ lệ thành công cho phương pháp này:
- Chế độ dinh dưỡng của hai vợ chồng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng quan trọng tới tỷ lệ thành công của quá trình thụ tinh ống nghiệm.
- Đối với người vợ, cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng của bản thân thật chặt chẽ, tuyệt đối không sử dụng rượu bia hay các chất kích thích, đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin B9 để hỗ trợ cho quá trình hình thành nhân tế bào. Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng đối với những phụ nữ trước khi mang thai 3 tháng, nếu cung cấp 400 microgam vitamin B9 mỗi ngày sẽ giảm được nguy cơ bất thường về ống thần kinh ở thai nhi. Phụ nữ nên lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B9 như: giá đỗ, ngũ cốc, rau chân vịt, thịt gà và một số loại trái cây tươi như cam, bưởi... Ngoài ra, việc bổ sung omega 3 qua các loại thực phẩm như: dầu cá, dầu thực vật cũng vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp cho não trẻ phát triển toàn diện ngay từ lúc còn trong bụng mẹ.
- Để góp phần tạo nên sự thành công cho phương pháp này thì sự hợp tác, cố gắng của người chồng cần hết sức quan trọng. Bởi lẽ, nếu như người đàn ông có chất lượng tinh trùng yếu thì khả năng thụ tinh cũng rất kém. Vì thế, người chồng cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, giữ gìn sức khỏe, không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia... để đảm bảo sự phát triển tốt cho tinh trùng.
- Chỉ số BMI của cơ thể
BMI là chỉ số khối của cơ thể, được dùng để đánh giá mức độ cơ thể của một người là gầy hay béo thông qua chiều cao và cân nặng
Công thức: BMI = (tổng trọng lượng cơ thể) / (chiều cao x chiều cao).
Trong đó trọng lượng cơ thể tính bằng kilogam (kg), chiều cao tính bằng mét (m) hoặc centimét (cm).
Chỉ số BMI của Tổ chức Y tế Thế giới:
- BMI dưới 18.5 là thiếu cân
- BMI từ 18.5 đến 24.99 là bình thường
- BMI từ 23 đến 24.99 là thừa cân
- BMI > 25 là béo phì
Chỉ số BMI chuẩn của người châu Á:
+ BMI
+ BMI = 18,5 – 22,9: bình thường
+ BMI = 23: thừa cân
+ BMI = 23 – 24.9: tiền béo phì
+ BMI = 25 – 29,9: béo phì độ I
+ BMI = 30: béo phì độ II
+ BMI = 40: béo phì độ III
Khi sử dụng thuốc kích thích buồng trứng cho người vợ trong thụ tinh trong ống nghiệm, các bác sĩ đặc biệt chú ý để chỉ số BMI. Trường hợp người vợ quá béo, thuốc kích trứng sẽ được dùng với liều cao hơn, dài ngày hơn bởi buồng trứng thường hoạt động kém hiệu quả so với những người bình thường. Đó là chưa kể đến việc nếu phụ nữ quá béo mang thai, bé sinh ra sẽ có thể mắc bệnh béo phì hoặc tiểu đường. Ngược lại, nếu người phụ nữ quá gầy thì nguy cơ sẩy thai cao. Vì thế, việc kiểm soát trọng lượng cơ thể là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm.
- Tâm trạng thoải mái
Nếu người phụ nữ có tâm trạng tốt, vui vẻ thì khả năng thành công của phương pháp này cũng được tăng lên. Ngược lại, nếu người vợ quá lo lắng, căng thẳng thì khả năng có thai trong thụ tinh ống nghiệm sẽ giảm đi đáng kể. Nguyên nhân là vì khi người nữ xảy ra những bất ổn về mặt tâm lý sẽ dẫn đến tình rạng tử cung co bóp mạnh, phôi thai khó làm tổ khi được chuyện vào buồng tử cung. Vì thế, người vợ phải luôn giữ một tâm trạng thoải mái, vui tươi. Người chồng tuyệt đối không nên làm cho vợ buồn, lo lắng, suy nghĩ nhiều. Có như vậy thì quá trình thụ tinh trong ống nghiệm tỷ lệ thành công mới cao.
- Không mắc các bệnh đường tình dục
Khi quyết định thực hiện phương pháp này, cả hai vợ chồng, đặc biệt là người vợ cần chắc chắn không mắc các bệnh về đường tình dục. Thông thường, cặp đôi sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ lưỡng, tiến hành các xét nghiệm để biết được tình trạng sức khỏe, đòng thời có thể điều trị kịp thời, dứt điểm nếu phát hiện các bệnh lý.
Một vấn đề nữa cần lưu ý là nếu như người vợ mắc Rubela trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bào thai. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con, trước khi có ý định mang thai (khoảng 6 tháng), chị em nên đi kiểm tra xem mình đã nhiễm Rubella hay chưa, nếu chưa thì phải tiêm phòng ngay.
Có thể nói rằng, thụ tinh trong ống nghiệm tỷ lệ thành công cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào chính đặc điểm của hai vợ chồng. Trường hợp nếu tử cung của người phụ nữ bình thường, tình trạng sức khỏe ổn định, tinh trùng của người nam mạnh thì khả năng thành công sẽ rất cao. Vì vậy, các cặp đôi cần giữ gìn sức khỏe thật tốt để khả năng thụ thai thành công tăng lên. Với sự tiến bộ vượt bậc của y học, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tỷ lệ thành công cao hơn trước rất nhiều, đã mang lại niềm vui trọn vẹn cho biết bao cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đang mong con từng ngày.
Tiên Phạm tổng hợp