Thụ tinh trong ống nghiệm có đau không khi thực hiện thao tác chọc hút trứng

Thụ tinh trong ống nghiệm có đau không? Phương pháp chọc hút trứng có gây tổn thương gì? Khả năng thành công của một lần thụ tinh như thế nào?…Đây là những câu hỏi được nhiều chị em truyền tai nhau, vừa là để động viên vừa là để tìm kiếm hy vọng. Không hiếm phụ nữ mặc dù khao khát mong con, nhưng rào cản tâm lý đã cản bước chân họ, bởi họ sợ đau, sợ không thành công.

banner ads

Hành trình tìm con của những bà mẹ hiếm muộn đầy những câu hỏi lẫn nhiều lo lắng như thế. Bài viết sau đây của Yeutre.vn mong muốn được chia sẻ với chị em đôi điều, để chị em thêm phần vững tin và bỏ qua bớt những lo âu, sao cho hành trình tìm thấy con yêu trở nên thuận lợi, dễ dàng và nhẹ nhàng hơn.

Hành trình tìm con của những bà mẹ hiếm muộn đầy những câu hỏi
Hành trình tìm con của những bà mẹ hiếm muộn đầy những câu hỏi lẫn sự lo lắng. Ảnh: Internet

1. Các phương pháp điều trị hiếm muộn

Hiện nay, có hai phương pháp phổ biến trong điều trị hiếm muộn là thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Theo các bác sĩ, phương pháp IUI thường dùng cho các trường hợp nhẹ và tuổi đời của cặp vợ chồng còn trẻ. IUI là phương pháp thụ tinh nhân tạo đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém.

Cách thức thực hiện: Tinh trùng đã được lọc rửa để đạt được chất lượng tốt nhất, cô đặc trong một thể tích nhỏ, được bơm trực tiếp vào buồng tử cung nhằm giảm đi các ảnh hưởng có hại lên tinh trùng như PH Acid của âm đạo, các bất thường tại cổ tử cung… Người vợ có thể được theo dõi noãn trong chu kỳ tự nhiên hoặc được kích thích buồng trứng và gây phóng noãn. Tỷ lệ thành công không cao chỉ khoảng 15%.

Trái ngược với (IUI) thì phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) dành cho những trường hợp nặng, lớn tuổi hoặc đã thất bại nhiều lần với IUI. Tỷ lệ thành công cao hơn nói chung khoảng 30 - 40%. Phương pháp này phức tạp và tốn kém hơn IUI. Chỉ định IVF thường gặp đối với các trường hợp tắc vòi trứng, tinh trùng yếu nặng, người vợ trên 38 tuổi, do nhiều nguyên nhân kết hợp.

Tỷ lệ thành công cao hơn
Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm cao hơn những phương pháp còn lại. Ảnh: Internet

2. Quy trình điều trị hiếm muộn bằng thụ tinh trong ống nghiệm

Hiện tại quy trình điều trị hiếm muộn bằng thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm các bước cơ bản như sau:

  • Làm các xét nghiệm, hoàn chỉnh hồ sơ để được chỉ định thụ tinh
  • Bác sĩ hẹn lịch làm việc với cả hai vợ chồng
  • Vợ tiến hành các xét nghiệm tiền mê, khám và thực hiện kích thích buồng trứng
  • Quy trình chọc hút trứng, lấy tinh trùng và cấy trong môi trường nhân tạo để hình thành phôi
  • Chuyển phôi
  • Thử thai sau 2 tuần.

Tỉ lệ thành công khi thụ tinh trong ống nghiệm có thể đạt 40% - 50%. Tại các bệnh viện phụ sản lớn của Việt Nam, xác suất này trên dưới 40%, là con số cao so với nhiều nước trong khu vực. Kết quả phụ thuộc vào phụ thuộc vào tuổi tác, cơ địa, sự tuân thủ chặt chẽ phác đồ và cách chăm sóc bản thân khi điều trị.

Chọc hút trứng là một quy trình quan trọng của IVF, nhiều chị em rất sợ khi thực hiện thao tác chọc hút sẽ gây ra những đau đớn. Tâm lý đè nặng đã làm nhiều chị em "dừng chân" từ nghĩ ban đầu mà không dám tiến hành.

Chọc hút trứng là một quy trình quan trọng của IVF,
Chọc hút trứng tiến hành ở phụ nữ là một quy trình quan trọng của IVF. Ảnh: Internet

3. Thao tác chọc hút trứng khi thụ tinh trong ống nghiệm có đau không

Câu trả lời chắc chắn là có. Bất kỳ hoạt động xâm lấn nào vào cơ thể đều gây đau đớn. Chọc hút trứng sử dụng đầu dò, sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Nhưng vì hành trình mong con, muốn được làm mẹ mà nhiều người mẹ trải qua hết lần này tới lần khác.

3.1 Nên chuẩn bị những gì cho ngày chọc hút trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm

Giai đoạn chọc hút là giai đoạn quan trọng, góp phần đáng kể thành công (có thai) của bất cứ chu kì thụ tinh ống nghiệm nào.

Trong giai đoạn này, bản thân bệnh nhân có quá nhiều vấn đề phải quan tâm, lo lắng. Hi vọng những gợi ý sau đây góp phần làm giảm nhẹ những lo lắng không đáng có và đem lại thuận lợi và thành công trong quá trình điều trị.

Để chuẩn bị tốt cho ngày thực hiện chọc hút trứng, các chị chú ý một số điều chú ý sau:

  • Nhịn ăn uống, không ăn uống dù chỉ là nước lọc vào ngày chọc hút trứng.
  • Có mặt đúng giờ cùng chồng.
  • Mang theo thuốc kháng sinh cùng thuốc đặt nhằm phục vụ cho trong và sau khi làm thủ thuật chọc hút trứng.
  • Không dùng mỹ phẩm, nước hoa, không nhuộm tóc, uốn tóc vào ngày chọc hút trứng.
  • Trong trường hợp có bôi sơn ở móng tay và móng chân, các chị vui long tẩy sạch vào ngày chọc hút trứng.
  • Chồng mang theo chứng minh nhân dân bản chính hoặc giấy tờ tùy than có dán hình, nhằm xuất trình khi lấy mẫu tinh trùng.
  • Trong trường hợp dùng mẫu tinh trùng hiến, tinh trùng đông của chồng hay chồng đã từng được dông mô tinh hoàn lưu trữ tại khoa Hiếm muộn thì các chi nên mang theo phiếu trữ đông.
  • Trong trường hợp gặp khó khăn khi lấy mẫu tinh trùng, anh ( chị) nên thông báo sớm cho nhân viên phụ trách tại phòng tinh trùng đồ sớm nhất có thể.
  • Mang theo tiền viện phí.
chuẩn bị tốt cho ngày thực hiện chọc hút trứng
Vợ chồng nên chuẩn bị thật tốt cho ngày thực hiện chọc hút trứng. Ảnh: Internet

3.2 Quy trình một lần chọc hút trứng 

Một quy trình bao gồm các bước sau:

  • Dựa trên chỉ số hormone, chiều cao, cân nặng, số nang thứ cấp của từng mẹ mà thuốc kích trứng được bác sĩ chỉ định.
  • Thời gian tiêm thuốc kích thích buồng trứng khoảng từ 10 - 14 ngày.
  • Tiếp theo, người vợ sẽ được siêu âm nang noãn và thử máu từ 3 - 4 lần để đánh giá sự đáp ứng của buồng trứng và điều chỉnh liều thuốc/
  • Tiêm thuốc để chọc hút trứng (hCG) khi nang noãn đã trưởng thành. Chọc hút trứng khoảng 36-40 giờ sau khi tiêm hCG.
  • Trong quá trình chọc hút trứng, bạn sẽ được gây mê tại chỗ. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò siêu âm vào âm đạo để quan sát các nang và khi nang noãn đã được trưởng thành, chúng sẽ được hút ra.
  • Tiếp theo đó, trứng được đặt vào môi trường nuôi cấy phù hợp. Các phôi chất lượng phù hợp không được sử dụng hết có thể được trữ đông để sử dụng trong tương lai. Nếu bác sĩ thông báo điều trị của vợ chồng bạn không thành công thì cần chờ đợi thêm thời gian để thực hiện lại từng bước.
trứng được đặt vào môi trường nuôi cấy phù hợp
Trứng được đặt vào môi trường nuôi cấy phù hợp. Ảnh: Internet

4. Làm sao để tăng khả năng có con khi thụ tinh trong ống nghiệm

Trong tâm trạng nôn nao muốn được làm bố, làm mẹ một đứa trẻ thiên thần ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tinh trùng khỏe, trứng tốt. Thì để tăng cơ hội sinh sản, vợ chồng cần duy trì một lối sống lành mạnh.

Đó là ăn uống đủ chất, tập thể dục vừa sức, tránh xa rượu bia, thuốc lá, tránh căng thẳng trong công việc và cuộc sống.

Sinh hoạt tình dục đều đặn, nhất là vào những ngày rụng trứng để tăng thêm khả năng thụ thai. Trong thời gian dài mà không có kết quả thì cần sự tư vấn của bác sĩ.

vợ chồng cần duy trì một lối sống lành mạnh.
Vợ chồng cần duy trì một lối sống lành mạnh để tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Ảnh: Internet

Thụ tinh trong ống nghiệm có đau không? Nếu đã từng trải qua, chắc chắn nhiều chị em sẽ không thể quên được cảm giác đau đớn ấy. Thế nhưng, nếu đang khao khát có một đứa con, nếu là bạn chắc chắn bạn cũng sẽ bước qua điều đó đầy can đảm và nghị lực. Nếu có một lần dạo bước quanh các phòng khám hiếm muộn, hay chuyên khoa phụ sản tại các bệnh viện lớn, có dịp nhìn những khuôn mặt đầy lo lắng chờ được khám của cặp vợ chồng mong có con, mới hiểu được hạnh phúc làm mẹ lớn lao chừng nào, mới hiểu được mọi nỗi đau về thể xác dù có như thế nào hay mức độ nào, cũng chỉ như một mũi kim tiêm.

Việt Thư tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI