Thời tiết lạnh rồi, mẹ hãy ghi nhớ cách phòng 7 bệnh mùa đông phổ biến này cho con nha!

Trời bắt đầu chuyển lạnh và chớm đông, giai đoạn giao mùa này khiến trẻ rất dễ bị ốm nếu mẹ không chăm sóc cẩn thận. Làm thế nào để trẻ luôn khỏe mạnh trong thời tiết giao mùa, cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh nhé.

banner ads

1. Cách phòng bệnh cúm theo mùa ở trẻ

tre bi cum
Cách phòng bệnh cúm cho trẻ

Theo khảo sát của Cục Y tế dự phòng năm 2015 về số người tới bệnh viện, tỉ lệ nhiễm cúm A tới 11%, cúm A/H2N3 chiếm 76%. Trong số những loại bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông chiếm tới 70%.

Các bệnh cúm thường không nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ nhỏ, do đó mẹ cần nắm vững một số cách phòng bệnh cho trẻ trong mùa lạnh như sau:

- Giữ bàn chân, tay, ngực, cổ, đầu cho trẻ.

- Cho trẻ uống nước ấm và không ăn đồ lạnh.

- Với trẻ trên 6 tháng mẹ có thể tiêm phòng cúm cho trẻ để nâng cao sức đề kháng.

- Bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu protein, vitamin C, rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để cơ thể luôn đủ nước, đủ chất và phòng bệnh.

2. Cách phòng bệnh tiêu chảy mùa lạnh

Bệnh tiêu chảy vẫn thường xảy ra ở trẻ vào mùa lạnh, đặc biệt trẻ từ độ tuổi 3 - 24 tháng. Theo đó, vào mùa đông virus rota là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiêu chảy ở trẻ. Dù rằng dễ chữa nhưng mẹ cũng không được chủ quan, vì chủ quan có thể dễ nhầm lẫn sang các bệnh khác như cảm lạnh, mọc răng và hậu quả trẻ sẽ bị mất nước trầm trọng.

Để phòng tránh bệnh tiêu chảy vào mùa đông, mẹ cần lưu ý:

- Cho trẻ tiêm phòng vắc-xin ngừa virus rota ngay khi trẻ được 6 tuần tuổi.

- Cần đảm bảo trẻ được ăn chín - uống sôi.

- Tăng cường hệ miễn dịch của trẻ qua dinh dưỡng.

- Tránh cho trẻ tiếp xúc nhiều với chó mèo vì chúng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiêu chảy.

- Luôn giữ vệ sinh tay chân, thân thể trẻ sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

3. Cách phòng bệnh viêm tiểu phế quản

Đây là bệnh phổ biến nhất vào mùa đông và thường diễn ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp khi giao mùa chiếm tới 50% các ca, do đó cha mẹ cần hết sức chú ý.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn hemophilus influenzae gây nên thông qua con đường môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, nhà cửa ẩm thấp, cơ địa trẻ yếu... Để phòng bệnh, mẹ cần:

- Chú ý vệ sinh sạch sẽ khu vực tai mũi họng trẻ hàng ngày bằng nước muối.

- Đối với trẻ bú mẹ cần cho trẻ bú mẹ tích cực để tăng sức đề kháng.

- Không cho trẻ tiếp xúc với các loại khói, mầm bệnh.

- Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, lành mạnh.

- Cần đưa trẻ nhập viện khi thấy có dấu hiệu bú kém, tím tái, khó thở.

4. Cách phòng bệnh cước tay chân ở trẻ

Cước tay chân là bệnh không chỉ xảy ra ở người lớn mà ngay trẻ nhỏ cũng mắc phải. khi thời tiết chuyển mùa lạnh đột ngột khiến có thể trẻ chưa kịp thích nghi và bị lạnh tê phần tay hoặc chân. Khi bị cước, trẻ sẽ vô cùng khó chịu và đau đớn.

Cách phòng tránh bệnh này cũng vô cùng đơn giản, mẹ chỉ cần để trẻ ngâm chân tay trong nước ấm hoặc lau bằng nước ấm. Luôn giữ ấm tay chân trẻ bằng cách đeo bao tay và tất chân. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với nước lạnh để phòng cước.

5. Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp trên

viem duong ho hap tren
Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp trên

Không chỉ viêm tiểu phế quản, trẻ còn có nguy cơ bị viêm đường hô hấp trên do virus rhino, corona, adeno, virus hô hấp hợp bào RSV hoặc liên cầu khuẩn tan nhóm máu A, haemophilus, influenzae, phế cầu khuẩn gây nên. Đây là một trong bệnh gây nỗi ám ảnh cho phụ huynh.

Biểu hiện ban đầu của bệnh thường là sốt dưới 38.5 độ C, viêm thanh quản, viêm amidan, viêm tai giữa. Đối với bệnh này, mẹ cần lưu ý những điều sau để phòng bệnh cho trẻ:

- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh để phòng lây bệnh.

- Giữ ấm cho trẻ khi đi đường và khi ngủ.

- Không để trẻ chơi lâu ngoài trời lạnh vì dễ bệnh. Cần giữ vệ sinh tây chân trẻ sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn.

- Đảm bảo môi trường sống xung quanh sạch sẽ, tránh khói thuốc lá.

- Cung cấp đủ 4 nhóm chất dưỡng yếu cho trẻ để tăng sức đề kháng.

6. Cách phòng bệnh quai bị mùa lạnh

Vào mùa đông, bệnh quai bị trở nên hoành hành hơn và có thể gây biến chứng nguy hiểm đối với bé trai như teo tinh hoàn, viêm màng não.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do virus paramyxo gây nên thường lây lan qua con đường hô hấp và thường gặp vào mùa đông xuân. Để phòng bệnh, mẹ hãy tham khảo thêm một số cách chăm sóc, phòng bệnh quai bị cho trẻ theo phác đồ Bộ Y tế hướng dẫn:

- Cần giữ gìn vệ sinh nhà ở sạch sẽ.

- Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi trở lên để phòng bệnh quai bị.

- Nếu xung quanh có người bị bệnh cần cho trẻ cách ly.

- Giữ ấm cho trẻ khi ở trong nhà, ra ngoài.

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt đường hô hấp để tránh bị viêm nhiễm.

7. Cách phòng bệnh viêm mũi cấp tính

Khi thời tiết chuyển lạnh hoặc mùa đông, trẻ sẽ thường bị viêm mũi cấp tính và nếu không điều trị dứt điểm có thể trở thành viêm mũi mãn tính, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp.

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất đối với bệnh như sau:

- Cần giữ ấm phần mũi, cổ đầu. Khi đi ngủ cũng cần giữ ấm cho trẻ.

- Hạn chế cho trẻ ngoáy hay xoa mũi khi lạnh vì có thể khiến mũi bị khô và dễ bị nhiễm khuẩn.

- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

- Nếu trẻ sốt trên 38 độ có thể hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.

- Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi mẹ cần rửa dung dịch nước muối 0,9% hàng ngày để trẻ hết chảy nước mũi.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI