Thai nhi 39 tuần tuổi: Mẹ hãy chuẩn bị tâm lý và hành trang vượt cạn

Tuần thai thứ 39 sẽ là thời điểm mẹ bầu chuẩn bị cho sự sinh nở có thể đến bất cứ lúc nào. Bé cũng đã sẵn sàng để vượt cạn cùng mẹ rồi đấy nhé.

banner ads

Sự thay đổi ở bé

Bé ở tuần thai 39.

Bé lúc này đã nặng 3,2 – 3,5 kg và dài khoảng 50cm, bé trai có xu hướng nặng hơn bé gái. Xương sọ của bé chưa khít lại và có thể xếp chồng lên nhau khi bé chui vào đường sinh để ra ngoài. Bé lúc này đã sẵn sàng để thích nghi với môi trường bên ngoài. Nhịp tim của bé nhanh gấp đôi nhịp tim mẹ và các cơ quan nội tạng, thần kinh, hô hấp đã được hoàn thiện chỉnh chu để có thể cho bé sống độc lập. Cơ thể mẹ lúc này cũng đã cung cấp một số chất kháng sinh qua nhau thai để hệ miễn dịch của bé không bị nhiễm khuẩn trong những ngày đầu đời.

banner ads

Trong tuần cuối này lớp mỡ dưới da của bé tiếp tục được tích tụ để duy trì thân nhiệt cho trẻ lúc chào đời. Lớp da cũ bong tróc ra và lớp da mới được hình thành. Lớp da mới này không còn gây và lông măng như trong thời kỳ trước nữa.

Tóc bé đã dài ra 3,5 cm nhưng chúng vẫn là những sợi tơ.

Bé đã khá lớn nên ít hoạt động hơn hẳn do thiếu không gian. Nhưng bé sẽ luôn có những chuyển động nhẹ nhàng mà mẹ sẽ dễ dành nhận biết đấy.

Sự thay đổi ở mẹ

Cơ thể mẹ bước vào tuần thai thứ 39 không có thêm sự thay đổi lớn nào. Cân nặng và kích cỡ vòng hai vẫn tiếp tục tăng nhưng mẹ sẽ khó nhận ra điều này vì chúng khá nhỏ. Mức cân nặng của mẹ bầu lúc này đã tăng khoảng 15 kg.

Tử cung của mẹ bầu lúc này cao hơn 30cm và cách rốn từ 16- 20cm. Lúc này tử cung và âm đạo cũng trở nên mềm hơn và dịch tiết ra tăng thêm. Cổ tử cung cũng bắt đầu giãn nở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi hoàn toàn thời gian này.

Cảm giác của mẹ bầu lúc này có thể cảm thấy kos chịu vô cùng vì tử cung chiếm chỗ trong khoang chậu và khoang bụng và khiến các cơ quan lệch khỏi vị trí bình thường của chúng.

Sữa non cũng xuất hiện và rỉ ra ngoài. Mẹ hãy mặc áo có miếng lót để ngăn sữa non tiết ra quá nhiều và thấm ra ngoài.

Các cơn co cũng xảy ra mãnh liệt hơn vào thai kỳ tuần thứ 39.

Nếu mẹ bầu chưa thấy các dấu hiệu sinh thì cũng đừng lo lắng nhé. Ngày dự sinh có thể chệch một khoảng thời gian tương đối và tuần thai thứ 39 thì chưa được coi là “muộn” đâu.

Tuy nhiên lúc này để chắc chắn mẹ vẫn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra để theo dõi sức khỏe của bé và cả mẹ nữa. Nếu có vấn đề gì trong thai kỳ được phát hiện thì các bác sĩ sẽ kịp thời can thiệp hỗ trợ để mẹ bầu nhanh chóng chuyển dạ.

Một số các triệu chứng tiêu biểu thường gặp ở mẹ bầu ở tuần thai thứ 39 là: Các cơn gò giả, thai nhi hoạt động kém hơn, dịch âm đạo ra nhiều hơn, xuất hiện dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, rò rỉ nước ối, ợ nóng, khó tiêu, tiêu chảy, trĩ, đau vùng chậu, đau lưng…

Chăm sóc và dinh dưỡng cho mẹ bầu trong tuần thai thứ 39

Mỗi ngày trong tuần thai này mẹ bầu nên cung cấp cho cơ thể từ 400 – 600 kalo. Mẹ cần đảm bảo ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể đầy đủ sức khỏe để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày chuyển dạ sắp tới. Những thực phẩm tốt cho mẹ lúc này là ngũ cốc, lúa mì, sữa…

Mẹ cũng nên bổ sung đầy đủ chất canxi, uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày. Các thức uống có cứa chất kích thích nên tránh như cà phê, đồ uống có cồn, nước có ga…

Rau quả xanh cũng cấp vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể. Mẹ cũng cần chú ý tránh các thực phẩm nhiều mỡ hoặc đường.

Nhịp tim của bé lúc này nhanh gấp hai lần mẹ đấy.

Mẹ bầu cần chú trọng thư giãn cả về tinh thần lẫn cơ thể trong thời gian này. Tót nhất mẹ nên tạo điều kiện để cơ thể nghỉ ngơi hoàn toàn để chuẩn bị cho ngày trọng đại.

Chú ý

Mẹ nên dành cho mình những khoảng thời gian yên tĩnh vào lúc này. Mẹ có thể xem phim, đọc cuốn sách yêu thích, nghe nhạc hoặc ngủ bất cứ khi nào muốn..

Mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ về các cơn gò khi chuyển dạ để nhận diện chúng khi chúng xuất hiện.

Kiểm tra địa chỉ nhập viện, giấy tờ cần thiết và các vật dụng cần khi đi sinh, điều này giúp mẹ bình tĩnh hơn rất nhiều khi cơn đau chuyển dạ ập đến đấy.

Hãy chú ý đến các hoạt động chậm lại của bé lúc này, nếu sự chuyển động của bé chậm bất thường không theo nhịp điệu quen thuộc, hãy gọi cho bác sĩ của mẹ ngay lập tức.

Cuối cùng, hãy quan tâm đến ông bố tương lại nữa nhé. Vì khi bé yêu ra đời mẹ chắc chắn sẽ bận bịu với bé và sẽ quên ông bố đi một thời gian đấy.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI