Thai nhi 27 tuần và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Thai nhi 27 tuần có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ thông qua thành tử cung của mẹ và tiếp tục phát triển cân nặng cho đến khi chào đời. Lúc này, cơ thể mẹ bầu bị sưng phù và luôn có cảm giác tê cứng ở cẳng chân. Bên cạnh đó, khi nhìn vào ngực mẹ có thể thấy đầu ti của mình sẫm đen và các tĩnh mạch hiện lên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng vì tất cả những thay đổi này là dấu hiệu của quá trình sản xuất sữa non.

banner ads
bà bầu 27 tuần
Bầu ngực của mẹ căng tròn và nặng nề hơn - Ảnh Internet

1. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào khi thai nhi 27 tuần

Tuần này được xem là khoảng thời gian bắt đầu của giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng. Vào lúc này, mẹ bầu thường có cảm giác tê và khó chịu ở chân trong khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá lo lắng, vì tình trạng này được xem là triệu chứng "chân không nghỉ" rất phổ biến ở những thai phụ sắp sinh con. Để giảm bớt tình trạng này, các mẹ nên hạn chế uống cà phê, rượu bia, hút thuốc... và tập co duỗi, xoa bóp chân mỗi ngày.

tê chân khi mang thai
Thai nhi 27 tuần tuổi là lúc mẹ bầu mắc phải chứng "chân không nghỉ" - Ảnh Internet

Thai nhi 27 tuần là lúc mẹ bầu tăng cân rất nhanh và cơ thể bị phù nề nhiều hơn trước. Nguyên nhân là do máu phải tuần hoàn nhiều hơn làm cho thể tích các chất dịch trong cơ thể tăng lên. Theo đó, các ngón tay, ngón chân và gương mặt có phần sưng phù. Chính vì vậy, các mẹ nên tháo nhẫn cưới và các trang sức khác trên cơ thể xuống, trước khi chúng trở nên chật hơn nhé. Cũng trong tuần này, thân nhiệt tăng cao nên mẹ luôn cảm thấy "cơ thể nóng như có lửa". Để hạ thấp thân nhiệt, các mẹ nên nghỉ ngơi ở chỗ có máy quạt, máy điều hòa và ăn nhiều thực phẩm thanh mát.

mẹ bầu ngủ
Để hạn thân nhiệt, mẹ bầu nên nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát - Ảnh Internet

2. Thai nhi 27 tuần phát triển ra sao?

Ở tuần thai thứ 27, em bé nặng khoảng 1 kilogram và dài hơn 37cm tính từ đỉnh đầu đến chân. Lúc này, mí mắt của bé đã có lông, thị lực phát triển hơn và có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ thông qua bụng của mẹ. Các tế bào thần kinh não cũng phát triển vượt bật (lên đến hàng tỷ tế bào) và lớp mỡ dưới da cũng đầy đặn hơn. Lúc này, mẹ nên bổ sung nhiều dinh dưỡng để bé gia tăng lớp mỡ và phát triển hô hấp chờ đợi đến ngày chào đời.

thai nhi 27 tuần tuổi
Thai nhi 27 tuần tuổi nặng khoảng 1 kilogram và dài hơn 37cm - Ảnh Internet

3. Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu khi ở tuần thứ 27 của thai kỳ

Trong tuần này, em bé cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển các cơ quan chức năng và não bộ. Chính vì vậy, mẹ hãy tiếp tục duy trì chế độ đa dinh dưỡng như chất sắt, canxi, vitamin... Một số loại thực phẩm cần ưu tiên trong khẩu phần ăn của mẹ như ngũ cốc, bánh mỳ, đậu, nếp cẩm, rau xanh, hoa quả, thịt, cá...

Ngoài ra, việc sử dụng sữa dành cho bà bầu cũng sẽ giúp mẹ bổ sung thêm DHA, canxi, omega-3, omega-6... để phát triển trí não cho thai nhi. Bên cạnh đó, các mẹ nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau quả để hạn chế các triệu chứng táo bón. Một số món ăn bổ dưỡng cho thai phụ như gà hầm hạt sen, cháo cá chép, gà ác hầm thuốc bắc, canh đu đủ giò heo...

banner ads
dinh dưỡng dành cho bà bầu
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với sự phát triển của mẹ và bé - Ảnh Internet

4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi 27 tuần

Vào tuần này, một số mẹ bầu sẽ cảm thấy khó ngủ và thường xuyên đi tiểu vào ban đêm (5 phút/ lần). Để có giấc ngủ ngon hơn, các mẹ nên thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa sang nằm nghiêng và kê vài chiếc gối dưới bụng. Ngoài ra, tập một vài động tác thể dục cơ bản và đi bộ 30 phút/ ngày cũng giúp mẹ dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

mẹ bầu đi bộ
Đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp mẹ dễ ngủ hơn - Ảnh Internet

Thai nhi 27 tuần với những lưu ý cụ thể về sự thay đổi như đề cập ở trên, chắc chắn rất hữu ích với các bầu. Dựa vào những thông tin này, các bầu có thể lên kế hoạch để chăm sóc thai kỳ phù hợp hơn, đồng thời thiết lập chế độ luyện tập hợp lý, để tăng thêm sức khỏe của mẹ và bé nhé.

Liên Tiểu Di tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI