Thai nhi 24 tuần tuổi và những điều mẹ bầu cần lưu ý

Thai nhi 24 tuần tuổi là thời điểm cơ thể bé có nhiều chuyển biến tích cực và phát triển mạnh mẽ về cân nặng. Lúc này, do hóc-môn thay đổi nên mẹ bầu dễ gặp phải các triệu chứng như sưng phù tay, chân và bị co thắt tử cung. Vậy mẹ bầu nên làm gì để giảm thiểu tình trạng này và giúp bé phát triển hơn? Hãy cùng Yeutre.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

banner ads
khám thai định kỳ
Thai nhi 24 tuần là thời điểm mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên hơn - Ảnh Internet

Thai 24 tuần, là thời điểm lý tưởng để mẹ khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm máu nhằm theo dõi hàm lượng chất sắt có trong cơ thể. Nếu bị thiếu sắt, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn và lên kế hoạch ăn uống hợp lý hơn cho mẹ.

1. Cuộc sống của mẹ thay đổi như thế nào?

Vào tuần này, mái tóc của mẹ sẽ óng ả và mượt mà hơn trước khi mang thai. Nguyên nhân là do hóc-môn trong cơ thể thay đổi làm tóc ít rụng và mọc dày lên mỗi ngày. Ngoài ra, kích thước vòng bụng đã to "vượt mặt", nên mẹ di chuyển rất khó khăn và không thể nhìn thấy đầu gối của mình khi đứng thẳng nữa. Để giảm bớt áp lực khi mang thai và bảo vệ an toàn, các mẹ nên ăn uống đủ chất, tránh mang vác nặng và nghỉ ngơi nhiều hơn nếu thấy mệt mỏi.

tóc của thai phụ
Mẹ bầu sẽ có mái tóc óng ả và mềm mượt hơn - Ảnh Internet

Để có đủ lượng máu cung cấp cho thai nhi tim của mẹ phải hoạt động nhiều hơn (khoảng 25% so với trước). Chính vì vậy, mẹ rất dễ gặp phải các triệu chứng sưng phù ngón tay, ngón chân và mắt cá chân. Cũng trong tuần này, các cơn co thắt Braxton Hicks (co thắt tử cung) "hoành hành" nhiều hơn khiến mẹ mệt mỏi và mất dần sức lực. Để giảm bớt tình trạng này, các mẹ nên hạn chế cúi người, đứng thẳng lưng, leo cầu thang và quan hệ tình dục.

2. Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển ra sao?

Trong giai đoạn tam cá nguyệt này, em bé có trọng lượng khoảng 650 gram và dài hơn 34cm tính từ đầu đến chân. Lúc này, cơ thể bé bắt đầu tích mỡ nên làn da không còn nhăn nheo và "trong suốt" như trước nữa. Các mí mắt không còn dính vào nhau và bé bắt đầu học cách nhắm - mở mắt, chớp mắt để có tầm nhìn tốt hơn khi chào đời. Khối lượng nước ối sẽ giảm dần khi thai nhi 24 tuần tuổi và mẹ có thể cảm nhận được những "cú đạp" của bé trong bụng.

thai nhi 24 tuần tuổi
Thai nhi 24 tuần tuổi nặng khoảng 650 gram và dài hơn 34cm - Ảnh Internet

3. Dinh dưỡng dành cho mẹ bầu

Để giúp phát triển về cân nặng và chiều cao, các mẹ nên bổ sung thêm một số khoáng chất như canxi, kẽm, i-ốt, phốt pho... trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn nhiều trứng, thịt bò, thịt nạc lợn, cá, tôm, rau quả... để hạn chế tình trạng thiếu máu.

chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu
Mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng - Ảnh Internet

Một số lưu ý dành cho mẹ bầu:

- Để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, các mẹ nên uống thêm sữa dành cho bà bầu. Một số loại sữa có chứa các thành phần như canxi, chất sắt, vitamin A, D... rất tốt cho mẹ và bé.

- Uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate như yến mạch, gạo lức, rau củ... sẽ giúp mẹ giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón.

- Một số loại thực phẩm mẹ bầu nên kiêng cữ như thịt dê, thức ăn cay nóng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và tránh uống trà, cà phê, rượu bia...

Lúa mạch trị táo bón.
Để giảm các triệu chứng táo bón, mẹ bầu nên ăn nhiều lúa mạch - Ảnh Internet

4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi 24 tuần tuổi

Một số mẹ bầu thường bị hạ đường huyết khi thay đổi tư thế đứng hoặc nằm quá đột ngột. Do đó, khi thức dậy các mẹ nên định thần vài phút rồi hãy xuống giường và bước đi. Ngoài ra, mẹ bầu nên giảm bớt công việc, nghỉ ngơi thường xuyên và phải có người bên cạnh. Vì các cơn choáng váng hoặc ngất xỉu sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong giai đoạn này.

mẹ bầu ngủ
Để hạn chế choáng váng, mẹ bầu nên nằm khoảng 1-2 phút trước khi ngồi dậy - Ảnh Internet

Thai nhi 24 tuần tuổi đã phát triển như thế nào hẳn mẹ đã biết rõ hơn qua các chi tiết đề cập ở trên. Đồng thời, mẹ cũng biết cuộc sống của bản thân, cơ thể thay đổi thay đổi như thế nào. Hãy dựa vào những thông tin được cung cấp này, để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh nhé các mẹ!

Liên Tiểu Di tổng hợp

Đã có 1 người đánh giá Hữu Ích

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI