1. Phương pháp thai giáo là gì?
Khái niệm thai giáo bao gồm tất cả những hình thức tác động đến sự phát triển của bé từ trực tiếp đến gián tiếp, từ dinh dưỡng, tinh thần, vận động... cho đến cảm xúc, tâm trạng của người mẹ.
Hiệu quả của thai giáo đã được chứng minh trong việc tạo ra môi trường lý tưởng nhất cho thai nhi phát triển tốt ngay từ ban sơ và gắn kết tình cảm mẹ con ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ.
2. Mẹ nên bắt đầu thai giáo khi nào?
Rất nhiều gia đình nghĩ rằng "thai giáo" nghĩa là khi mang thai mới cho bà bầu thực hiện phương pháp này. Điều này có đúng hay không và mẹ nên bắt đầu thai giáo khi nào là tốt nhất?
Quá trình thai giáo là sự tổng hợp của nhiều yếu tố mà trước hết là yếu tố giúp giai đoạn đầu thai nhi hình thành được thuận lợi nhất. Ngay từ trước khi trứng và tinh trùng gặp nhau để bắt đầu quá trình thụ thai, bạn đã phải quan tâm làm thế nào để có trứng và tinh trùng khỏe mạnh nhất.
Việc duy trì một chu kì trụng trứng diễn ra đều đặn sẽ giúp xác suất thụ thai cao hơn và có được những trứng khỏe mạnh nhất. Đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, trứng rụng không đều đặn sẽ dẫn đến xác suất thụ thai thấp.
Ngoài ra, ông bố và bà mẹ tương lai cũng nên lưu ý đến thực phẩm hàng ngày, cần phải ăn gì, kiêng cử gì và luyện tập tăng cường sức khỏe để đảm bảo trứng và tinh trùng khỏe mạnh, không bị khiếm khuyết hay dị dạng.
Do đó, ngay từ trước khi mang thai, bạn nên có những bước chuẩn bị thật tốt với những điều chỉnh về tâm lý, sức khỏe, môi trường sống... Tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển đầu tiên của thai nhi, từ đó hình thành nền tảng cho bé hoàn thiện thể chất và trí tuệ ngay từ khi vừa được hình thành.
Thai giáo bắt đầu khi nào thì tốt nhất là vấn đề quan trọng, bởi nếu không kịp thời tiến hành những bước chuẩn bị đầu tiên từ trước mang thai, bạn sẽ bỏ lỡ bước khởi đầu cho quá trình thai giáo sau này.
3. Một số yếu tố tác động đến quá trình thai giáo mẹ bầu cần biết
Bên cạnh những thông tin về việc thai giáo bắt đầu khi nào, một số yếu tố tác động đến quá trình này cũng cần được bố mẹ quan tâm.
Âm nhạc: Khoa học đã đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh âm nhạc có ảnh hưởng rất tích cực đến sự phát triển của thai nhi, giúp em bé trong bụng bộc lộc cảm xúc. Mẹ nên cho thai nhi nghe cùng mẹ những bản nhạc cái giai điệu êm đềm, nhẹ nhàng, vui tươi...mà mẹ thích và tạo thành thói quen hàng ngày sẽ giúp bé phát triển thính giác sớm.
Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng là yếu tố nền tảng quan trọng, quyết định sự phát triển trí não và thể lực của em bé. Mẹ bầu cần rất lưu tâm đến vấn đề này trong cả khi trước khi mang thai và trong lúc mang thai. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất sẽ không chỉ tăng cường sức khỏe cho mẹ mà còn cho cả bé.
Tâm lý người mẹ: Những trạng thái tâm lý tiêu cực như stress, buồn rầu, cáu gắt... cần phải được loại bỏ suốt quá trình trước và trong thai kỳ để tránh bé bị ảnh hưởng. Mẹ bầu nên có tâm lý vui vẻ, yêu đời sẽ mang đến tác dụng tích cực giúp thai nhi khỏe mạnh.
Nền tảng thể lực của bố mẹ: Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng phù hợp, bố mẹ cần phải luyện tập thể dục điều độ để duy trì sức khỏe, đồng thời thực hiện khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và khắc phục những vấn đề có thể gây trở ngại cho việc thụ thai.
Thai giáo bắt đầu khi nào để bé sinh ra khỏe mạnh và phát triển toàn diện sẽ là những điều bố mẹ nên biết để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho con yêu. Nền tảng thai giáo tốt nhất sẽ giúp cho bé yêu phát triển trí não và thông minh vượt trội sau khi chào đời, các mẹ hãy áp dụng những kiến thức trong bài viết trên vào việc thai giáo cho con mình nhé!
Ánh Ngọc tổng hợp