Thai già tháng có sao không? mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé

Thai già tháng là thuật ngữ y học dành cho những trường hợp mẹ bầu quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ, hay dân gian còn gọi với cái tên "chửa trâu". Tần suất thai già tháng rất ít, chiếm khoảng 5% thai kỳ.

banner ads
Mẹ bầu lo lắng khi thai già tháng.
Mẹ bầu lo lắng khi thai già tháng - Ảnh Internet.

Thai kỳ hầu hết kéo dài từ 37 - 42 tuần, nhưng nếu thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần hoặc trên 294 ngày tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối thì được gọi là thai bị "già tháng". Có một số rủi ro có thể xảy đến cho trẻ sinh già tháng, nhưng hầu hết các bé đều khỏe mạnh. Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm và theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bé để đảm bảo an toàn sau sinh.

1. Những nguyên nhân khiến thai bị quá ngày

Thông thường, ngày dự sinh của bé sẽ chênh lệch so với thực tế khoảng vài ngày. Nhưng có một số trường hợp do tính toán không chính xác mà thai phụ quá ngày nhưng vẫn chưa chuyển dạ, nên họ nghĩ là thai già tháng.

Xét cho cùng, ngày dự sinh chỉ để ước tính để giúp các mẹ bầu chuẩn bị tốt cho việc chuyển dạ. Ngày dự sinh được tính dựa trên ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối và kích thước tử cung sớm trong thai kỳ của bạn. Nhiều trường hợp mẹ không nhớ rõ ngày kinh cuối của mình khiến cho việc xác định ngày dự sinh cũng gặp nhiều khó khăn. Với các mẹ có chu kỳ kinh nguyệt khác nhau, số ngày sinh cũng sẽ có sự thay đổi.

Thai già tháng có sao không?
Thai già tháng có sao không? - Ảnh Internet.

Vẫn có các mẹ gặp tình trạng thai già tháng, nhưng chưa ai biết chắc được nguyên nhân gì đã dẫn đến điều này. Vậy thai già tháng có ảnh hưởng gì đến bé không? và mẹ bầu cần phải biết trước điều gì khi gặp vấn đề này. 

2. Những nguy cơ tiềm ẩn cho mẹ và bé

Nhau thai đóng vai trò chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi trong suốt thai kỳ. Nếu sinh quá ngày, nhau thai này sẽ làm việc không tốt như trước làm giảm lượng oxy và dinh dưỡng mà bé nhận được từ mẹ. Điều này có thể gây ra các ảnh hưởng:

  • Bé không phát triển tốt như trước nữa
  • Có dấu hiệu căng thẳng, nhịp tim của bé không đập như bình thường
  • Quá trình chuyển dạ gặp nhiều khó khăn
Thai già tháng khiến quá trình sinh gặp nhiều khó khăn.
Thai già tháng khiến quá trình sinh gặp nhiều khó khăn. - Ảnh Internet.

Ngoài ra, mẹ và bé có thể gặp một số trường hợp sau:

  • Chuyển dạ khó khăn vì bé phát triển quá lớn nên khó chui qua được âm đạo của mẹ. Lúc này, mẹ khó lòng sinh thường mà bắt buộc phải phẫu thuật
  • Lượng nước bao quanh thai nhi (nước ối) giảm đi đáng kể khiến dây rốn bị chèn ép, hạn chế oxy và chất dinh hưỡng bé nhận được từ mẹ.
  • Một số biến chứng và nguy cơ khác ảnh hưởng đến bé như tỷ lệ tử vong cao hơn trẻ bình thường, trẻ có nguy cơ bị bệnh về đường hô hấp, nhiễm trùng huyết, viêm màng não,...

Từ những nguyên nhân trên, mẹ sẽ phải tìm ra những giải pháp an toàn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.

3. Nhanh trí xử lý tình huống với các trường hợp thai già

Nếu thai đến tuần 41, mẹ bầu nên đến bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm cho bé bao gồm xét nghiệm NST (Non-stress test) và siêu âm. Nhờ đó, bác sĩ sẽ biết được tình trạng sức khỏe của bé, lượng nước ối và quyết định có nên kích thích mẹ chuyển dạ hay không hay để mẹ tự chuyển dạ.

Nếu thai đến tuần 42, những rủi ro và nguy cơ mà mẹ và bé gặp phải sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt với các thai phụ lớn tuổi, bác sĩ có thể khuyến khích mẹ chuyển dạ sớm từ tuần thứ 39.

Khám thai và tiến hành các xét nghiệm khi thai già tháng.
Khám thai và tiến hành các xét nghiệm khi thai già tháng - Ảnh Internet.

Kích thích mẹ chuyển dạ bằng những cách sau: 

  • Sử dụng thuốc oxytocin: Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây những cơn co, được tiêm qua đường tĩnh mạch.
  • Để giúp cổ tử cung mềm và bắt đầu chuyển dạ, bác sĩ sẽ đặt thuốc viên trong âm đạo
  • Trong một số trường hợp có thể làm vỡ nước ối (vỡ màng giữ nước ối)
  • Đặt ống thông cổ tử cung để giúp tử cung giãn ra từ từ.

5. Sinh thường hay sinh mổ

Trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn khuyến khích mẹ tự chuyển dạ hoặc kích thích mẹ chuyển dạ theo những cách trên để giúp quá trình sinh thường diễn ra. Nhưng nếu tình trạng xấu hơn, khi đã sử dụng tất cả các thủ thuật mà mẹ vẫn chưa chuyển dạ được, bác sĩ sẽ tiến hành sinh mổ. Trường hợp khác là nhịp tim của thai nhi đập không bình thường khi bắt đầu chuyển dạ hay quá trình chuyển dạ bị gián đoạn do mẹ quá đau, gặp các tình huống bất ngờ,.... thì tốt nhất là sinh theo phương pháp phẫu thuật.

Mẹ sinh thường hay sinh mổ.
mẹ sinh thường hay sinh mổ khi thai già tháng - Ảnh Internet.

Để bớt nỗi lo âu về vấn đề thai già tháng, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, các y bác sĩ khuyến khích mẹ nên thăm khám bé thường xuyên và theo dõi tình hình bé chặt chẽ. Nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ để đảm bảo "mẹ tròn con vuông",  bé khỏe mạnh, mẹ vui khỏe.

Khả Anh tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI