Và để vết khâu tầng sinh môn mau lành, đòi hỏi người mẹ sau sinh phải cẩn thận nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính thấm mỹ của vùng kín. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp mẹ chăm sóc tầng sinh môn an toàn, khoa học.
Thủ thuật rạch tầng sinh môn là gì?
Tầng sinh môn là bộ phận nằm giữa âm đạo và hậu môn của người phụ nữ, có kích thước khoảng từ 3-5 cm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu người mẹ gặp khó khăn trong việc rặn đẻ để đẩy đầu em bé ra ngoài các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn.
Rạch tầng sinh mốn giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn
Rạch tầng sinh môn được hiểu là thao tác rạch vùng da từ âm đạo xuống dưới hậu môn – hay còn gọi là vùng đáy chậu để mở rộng âm đạo tạo điều kiện cho em ra ngoài dễ dàng và an toàn hơn.
Theo các bác sĩ, việc rạch tầng sinh môn giúp người mẹ bớt những cơn đau và rặn đẻ, không tốn nhiều sức lực. Bên cạnh đó thủ thuật này còn giúp mẹ tránh được nhiều rắc rối không cần thiết như tiểu không kiểm soát.
Những trường hợp nên áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn
- Phụ nữ mới sinh lần đầu chưa có kinh nghiệm rặn đẻ hoặc những bà mẹ không biết rặn đẻ.
- Đầu của thai nhi quá to không thể đi qua âm đạo của người mẹ để ra ngoài.
Những phụ nữ không biết rặn các bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn
- Thai nhi trong tình trạng nguy hiểm, ngạt thở…
Những phiền toái thường gặp khi bị rạch tầng sinh môn
Sau khi em bé chào đời, các bác sĩ sẽ khâu lại vết thương vừa bị rạch. Thông thường các bác sĩ sẽ khâu không dùng thuốc gây tê nên người mẹ sẽ phải chịu cảm giác đau đớn.
Ngoài ra sau sinh, tầng sinh môn cũng dễ bị viêm nhiễm, ra máu, sưng phù, thâm tím và đau ở phần bị rạch trong một thời gian dài. Do vậy người mẹ cần được nghỉ ngơi, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh làm việc nặng sẽ ảnh hưởng đến vết thương.
Cách chăm sóc vết thương tầng sinh môn sau sinh
- Để tránh vết thương bị chảy máu sau sinh trong 2-3 tuần đầu, mẹ nên hạn chế làm việc, mang vác nặng. Mẹ có thể nằm để cho em bé bú thay vì ngồi cho bé bú. Vì khi mẹ ngồi cho bé bú, áp lực trọng lượng cơ thể mẹ và em bé sẽ dồn xuống vùng hậu môn ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn.
- Trong ba ngày đầu sau sinh, mẹ dùng bông gòn thấm dung dịch Povidine bôi nhẹ lên vết thương 1 ngày/lần.
Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh rất quan trọng mẹ nên cẩn thận
- Sau khi đi vệ sinh, mẹ dùng nước ấm rửa nhẹ lên vùng kín theo hướng từ trên xuống. Rồi dùng khăn bông mềm lau nhẹ cho khô vết thương.
- Mẹ nên chọn loại băng vệ sinh có chất liệu mềm mại và mịn màng và cứ 3-4 giờ thì thay băng một lần.
- Sau sinh mẹ nên đi lại nhẹ nhàng để tránh máu tụ ở tử cung. Hơn nữa, việc đi lại nhẹ nhàng cũng giúp vết thương giảm sưng và mau lành hơn.
- Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ và rau xanh để tránh táo bón. Vì khi bị táo bón, mẹ sẽ phải rặn khi đi đại tiện điều này ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn, vết thương dễ bị chảy máu sẽ lâu lành hơn.
- Ngoài ra, mẹ nên dùng quần chíp bằng chất liệu cotton mềm mại, giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Tốt nhất nên dùng loại quần chíp dùng một lần sẽ giúp mẹ giữ gìn vệ sinh vùng kín an toàn hơn.
- Khi bị rạch tầng sinh môn mẹ nên kiêng gần gũi chồng trong vòng 1 tháng, tốt nhất là nên để vết khâu lành hẳn mới sinh hoạt tình dục trở lại.
Việc chăm sóc và vệ sinh vết khâu tầng sinh môn sau sinh rất quan trọng. Vì nếu không cẩn thận sẽ dễ bị viêm nhiễm, vết thương bưng mủ, rất nguy hiểm cho sức khỏe và làm mất đi tính thẩm mỹ của tầng sinh môn phái đẹp.
Yeutre.vn