Những sự thay đổi ở thai nhi 32 tuần tuổi
Bé ở tuần thai thứ 32 đã khá lớn chiếm hết tử cung của mẹ.
Khi thai nhi 32 tuần tuổi bé đã nặng khoảng 1,8kg và dài hơn 43cm. Bắt đầu từ tuần thai thứ 31 bé đã nặng hơn mỗi tuần 500g để sẵn sàng cho ngày rời bụng mẹ. Quá trình tăng cân cấp tốc này tiếp tục cho đến tuần 32 và các tuần sau đó.
Khung xương của bé lúc này đã cứng cáp hơn, da không còn nhăn nheo nữa mà mịn màng hơn do lớp mỡ được tích trữ nhanh chóng dưới da.
Xương sọ của bé thì vẫn chưa chụm vào và có thể dịch chuyển để có thể dễ dàng chui lọt qua đường sinh. Thai nhi 32 tuần tuổi lúc này đã khá to và choáng gần hết tử cung của mẹ. Hệ thống tiêu hóa của bé giai đoạn này cũng đã hoàn thiện và sẵn sàng để chào đời. Bé sẽ tiếp tục thực hành những bài tập nuốt, thở và mút vào giai đoạn này đấy.
Cơ thể bé cũng lớn lên tương xứng với vòng đầu. Không gian bụng chật hơn khiến bé khó có thể cử động nhiều như lúc trước, nhưng mẹ đừng quá lo lắng, chỉ cần cảm thấy bé đang chuyển động nhẹ nhàng là có thể yên tâm bé vẫn khỏe nhé.
Từ tháng thứ tám của thai kỳ bé cũng đã có thể ngủ mơ nữa đấy mẹ. Đặc biệt bé cũng đã quay đầu xuống để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày chào đời.
Sự thay đổi ở bà bầu khi thai nhi 32 tuần tuổi
Sự lớn lên của bé cũng khiến cho mẹ trở nên nặng nề hơn. Bước chân của mẹ sẽ lạch bạch, lắc lư hơn. Mẹ có thể tăng từ 1,3 -1,8kg trong tháng này.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể gặp một số vấn để về sức khỏe như các chi của mẹ lúc này trữ nước nhiều hơn nên xuất hiện tình trạng phù nề và mẹ sẽ cảm thấy đau hay tê cứng các ngón tay, cổ tay. Cách khắc phục là mẹ nên thường xuyên duỗi tay, nghỉ ngơi và xoay chân, massage chân.
Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều vào giai đoạn này.
Sự chèn ép của tử cung cũng khiến cho mẹ đau tức ở vùng lưng, mẹ đừng nên mang vác đồ nặng và giữ lưng thẳng để giảm các cơn đau nhé. Lúc này mẹ nên chú ý đến cơ thể, nếu có các dấu hiệu bất thường sinh non hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Trong tuần thai thứ 32 và hai hay ba tuần thai sau đó mẹ thường cảm thấy khó thở như thiếu dưỡng khí. Nguyên nhân là do thai nhi lớn hơn đã gây áp lực lên cơ hoành, đây là cơ có tác dụng hỗ trợ cho phổi. Tốt nhất là mẹ nên cố gắng thư giãn và nghỉ ngơi để cảm thấy khá hơn.
Một số triệu chứng khác phổ biến ở bà bầu mang thai tuần thứ 32 là: đầy hơi, ợ nóng, táo bón, chóng mặt, bệnh trĩ, chuột rút, ngứa da, rỉ sữa non...
Vế chuyện “yêu” trong giai đoạn này vẫn bình thường, miễn sức khỏe mẹ ổn định và mẹ vẫn cảm thấy mình gợi cảm nhé.
Thai nhi 32 tuần mẹ nên ăn gì cho tốt?
Để giảm những triệu chứng khó chịu về tiêu hóa, bà bầu tháng thứ tám nên chia nhỏ bữa ăn của mình ra từ sáu đến bảy bữa trong ngày. Ăn nhiều bữa hơn và mỗi bữa ít thức ăn lại, nhưng mẹ không nên để mình đói đấy. Ngoài ra mẹ cũng cần uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày.
Trong thời điểm này mẹ hãy chú trọng bổ sung các chất dinh dưỡng thật cân bằng. Đặc biệt là nên chú trọng đến sắt, canxi, vitamin và protein…
Lượng calo cần thiết cho cơ thể cũng bằng các tháng trước. Tuy nhiên nếu mẹ có xu hướng tăng cân mạnh thì nên giảm lượng calo. Thực phẩm tốt nhất cho mẹ lúc này là rau củ nhiều chất xơ, tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc đường.
Ngồi gác chân với bàn chân kê cao sẽ là cách để hạn chế tình trạng phù nề ở chân.
Mẹ nên chú trọng đến bữa ăn trong thời gian này nhé.
Mẹ cũng nên chú ý đến cân nặng của mình. Đây là lúc cân nặng của mẹ tăng rất nhanh nhưng mẹ đừng mất kiểm soát có thể dẫn đến béo phì đấy. Khẩu phần ăn cũng nên giảm mỡ, quá nhiều mỡ chỉ khiếp áp lực lên các mạch máu gia tăng.
Mẹ có thể đi chơi đâu đó trong giai đoạn này. Điều này không chỉ tạo cơ hội cho mẹ thư giãn và tự thưởng cho mình mà còn là dịp dể mẹ lưu giữ lại những khoảnh khắc tuyệt vời với chiếc bụng bầu. Nhưng mẹ cần chú trọng đến các yếu tố an toàn khi đi lại. Dù là đi bộ thì mẹ cũng hãy đi lại khoan thai, đừng vội vàng, tránh té ngã.
Một điều nữa là mẹ cũng cần lên kế hoạch công việc và bàn giao cho người khác sớm để có thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn, chuẩn bị cho sự ra đời của bé.
Điều mẹ nên làm khi thai nhi 32 tuần tuổi
Mẹ nên theo dõi các hoạt động của bé, đếm các cử động của bé xem thử mất bao lâu để bé: đá, ngọ nguậy hay cử động cơ thể 10 lần.
Các bài thể dục nhẹ nhàng nên được duy trì, ngoài ra mẹ cũng nên tham gia các lớp học tiền sản để chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho kỳ sinh nở và chăm sóc bé sau này.
Siêu âm thai nhi vào khoảng thời gian này để phát hiện các vấn đề về sức khỏe của bé để can thiệp là cần thiết.
Mẹ cũng có thể bắt đầu mua sắm các đồ dùng vật dụng cho bé sau từ bây giờ rồi đấy.
Để biết thêm những thay đổi thú vị của thai nhi 32 tuần tuổi, mẹ có thể xem clip sau:
Yeutre.vn (Tổng hợp)