Những trải nghiệm khó quên của mẹ bầu ở tuần thai thứ 40

Vậy là mẹ đã đến giai đoạn nước rút của thai kỳ. Giây phút được "chạm mặt" con yêu đã đến rất gần. Nhiều mẹ cảm thấy háo hức nhưng kèm theo đó lại là những giây phút căng thẳng vì hồi hộp, mong chờ.

banner ads

Nhiều mẹ bầu tâm sự họ không còn cảm thấy sợ hãi với những lời kể về cơn đau đẻ mà chỉ mong sao chóng được lâm bồn. Thế nhưng, trước mắt vẫn còn rất nhiều thử thách không hề dễ chịu mà mẹ cần phải vượt qua khi chạm mốc tuần thứ 40.

1. Những triệu chứng không hề dễ chịu ở tuần cuối thai kỳ

Vật vã với những cơn đau

31619-pregnancy-back-pain.jpg

Chiếc bụng bầu to lớn lúc này đã trở nên quá sức chịu đựng của mẹ.

Không riêng gì bố mẹ, thai nhi trong bụng cũng rất sốt ruột để được chào đời. Mỗi ngày, mẹ đều cảm thấy những cú huých, đạp liên tục từ bé. Ngay cả bố cũng dễ dàng nhận thấy điều này khi nhìn vào bụng mẹ.

Các cơn co tử cung bắt đầu đều đặn và dày lên thêm. Chiếc bụng bầu to lớn lúc này đã trở nên quá sức chịu đựng của mẹ. Thêm vào đó, những cơn đau nhói ở thắt lưng, những hơi thở khó nhọc cứ thế hành hạ mẹ suốt nhiều giờ liền trong ngày. Vì những điều này mẹ sẽ càng nghiệm ra rằng những ngày chờ đợi cuối cùng quả thật rất dài.

Chống chọi với những cơn thở gấp

Thai nhi bước sang tuần 40 được xem là đã phát triển gần như hoàn thiện để sẵn sàng chào đời. Chính vì thế, càng về giai đoạn nước rút như thế này, các cơ quan lân cận như lưng, lồng ngực, bàng quang… càng phải chịu một sức ép vô cùng lớn. Trong đó, sự chèn ép ở các vùng cơ hoành là nguyên nhân dẫn đến những cơn khó thở hoặc thở gấp của mẹ. Cảm giác này không hề dễ chịu đối với mẹ.

Đối diện với hiện tượng sa âm đạo

Những ngày cuối thai kỳ, âm đạo cần phải sa xuống để sẵn sàng cho cuộc vượt cạn sắp đến. Mẹ sẽ có cảm giác đau tức và co giật ở vùng âm đạo. Đây là một trong những dấu hiệu để mẹ nhận biết em bé trong bụng đã sẵn sàng để chào đời hay chưa.

Hiện tượng rỉ sữa non

Cuối thai kỳ cũng là lúc tuyến yên kích hoạt tuyến sữa hoạt động để sẵn sàng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. Ống tuyến sữa lúc này đã được kích thích để đi vào “guồng vận hành” ngay khi đứa trẻ chào đời. Chính vì vậy, trong những ngày này, mẹ sẽ phát hiện bầu ngực mình căng tức hơn, đồng thời có cả những giọt sữa non rỉ ra nơi đầu ti. Loại sữa này có màu hơi vàng và dẻo.

Để đảm bảo vệ sinh, hàng ngày mẹ nên dùng nước ấm để lau sạch bầu vú. Mỗi tối trước lúc đi ngủ, mẹ có thể massage nhẹ nhàng quanh bầu vú khoảng đôi ba phút để tránh hiện tượng tắt tia sữa về sau.

Phù nề chân và bàn chân

31617-bau-4.jpg

Cuối thai kỳ, mẹ phải chịu đựng những khó chịu do phù nề chân và bàn chân.

Không phải mẹ bầu nào cũng đều đối diện với tình trạng phù nề. Nhưng đây lại là một tình trạng rất phổ biến. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chuyện đi lại của mẹ mà còn khiến mẹ cảm thấy tự ti về ngoại hình của mình nhất là mỗi khi đối diện với bố. Vì vậy, sự ân cần của người chồng lúc này đặc biệt quan trọng đối với mẹ bầu.

Mắt mờ và đểnh đoảng

Một số mẹ bầu bắt đầu nhận ra đôi mắt mình ngày càng mờ hơn. Đi kèm với đó có thể là những cơn đau đầu và thậm chí cả chứng đểnh đoảng “nhớ trước quên sau”. Đây đều là những triệu chứng rất bình thường của người mang thai trong những ngày cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ không nên quá lo lắng mà hãy dồn sức cho cuộc đua của chặng về đích nhé!

Những triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng kể trên, mẹ còn có thể phải chịu đựng những khó chịu do ợ nóng, táo bón, đi tiểu nhiều, đau thắt thường xuyên, mất ngủ liên miên hay ngứa rát vùng bụng… Để tránh căng thẳng làm ảnh hưởng đến việc sinh nở sắp đến, mẹ nên hoàn toàn nghỉ ngơi hoặc tìm cách thư giãn tuyệt đối. Nhìn ngắm những bộ đồ sơ sinh của con cũng là một trong nhiều cách giúp mẹ lấy lại tinh thần nhanh chóng nhất. Đừng quên, dinh dưỡng là yếu tố cần thiết để mẹ có đủ sức khỏe sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ sắp đến nhé!

2. Sự phát triển hoàn thiện của bé

Tăng trưởng “thần tốc”

31614-bau-1.jpg

Cuối thai kỳ, thai nhi phát triển "thần tốc".

Chỉ mới tháng trước cân nặng của bé có thể chỉ đạt 2,5kg nhưng đến tháng này bé đã có thể đạt đến 3,2kg. Đây quả là một sự tăng trưởng vượt bậc so với các tháng trước đó. Sang đến vài tuần cuối cùng, cân nặng của bé sẽ chững lại và bé bắt đầu chúc sâu vào khung xương chậu của mẹ để sẵn sàng chào đời.

Não bộ phát triển hoàn thiện

Tất cả các cơ quan trong cơ thể bé đều đã phát triển gần như hoàn thiện và hoạt động độc lập. Riêng phổi, sau khi bé chào đời và được cắt khỏi nhau thai sẽ bắt đầu nhịp thở đầu tiên. Tóc bé đến thời điểm này có thể đạt 2,5cm. Chất nhờn bao quanh cơ thể cũng phát triển nhiều hơn.

Thuần thục hoạt động nhắm, mở mắt

Hoạt động chớp, mở và đóng mi mắt được bé thực hiện khá thành thạo. Những lúc thức, bé sẽ mở mắt để quan sát. Các ngón tay của bé cũng bắt đầu táy máy hơn khi con có thể đùa nghịch với dây rốn, thậm chí đưa tay vào miệng mút.

Đi tiểu và “ị” phân su

Mỗi ngày, bé đều đi tiểu và “ị” phân su vào trong nước ối. Vì vậy, nguy cơ bé nuốt quá nhiều phân su cũng là điều được cảnh báo khi bé liên tục ngậm và thở cùng lúc.

3. Chuẩn bị cho kỳ khai hoa nở nhụy

31616-bau-3.jpg

Tần số xuất hiện cơn co thắt dày lên và đều đặn trong nhiều giờ liên tiếp sẽ báo hiệu cho mẹ biết thời khắc quan trọng đã đến.

Khi gần đến ngày sinh, mẹ sẽ liên tục cảm nhận những cơn đau do co thắt tử cung. Tần số xuất hiện cơn co thắt dày lên và đều đặn trong nhiều giờ liên tiếp sẽ báo hiệu cho mẹ biết thời khắc quan trọng đã đến.

Mẹ có thể phát hiện quần trong bị ướt sũng, đó là hiện tượng rò ối. Nếu xuất hiện máu lẫn chất nhầy, mẹ nên đến ngay bệnh viện vì không còn nhiều thời gian.

31618-bau-5.jpg

Niềm hạnh phúc không nói thành lời khi con yêu chào đời.

Lúc này, mẹ nên sẵn sàng tinh thần để bước vào quá trình chuyển dạ đầy đau đớn. Mẹ có thể đặt dịch vụ sinh cùng chồng để được sẻ chia niềm hạnh phúc sau những chuỗi ngày mệt mỏi và cả những cơn đau đẻ kinh hoàng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI