1. Em bé của bạn trong tuần thai 33
Thai nhi 33 tuần tuổi thường có trọng lượng chuẩn từ 1,8 kg - 2,2 kg, to gần bằng một trái mít và chiều dài đo được tính từ đầu đến gót chân của bé là khoảng từ 42 – 43 cm (từ đầu đến mông khoảng 29 – 30 cm). Lớp mỡ tích tụ dưới da đã làm cho da bé từ màu đỏ chuyển sang hồng. Mỡ sẽ tiếp tục tích tụ để bảo vệ bé khi bé ra đời.
Trong tuần thai này, mặc dù phổi của bé chưa hoàn thiện hẳn nhưng bé đã có thể hít một chút nước ối để luyện tập cho 2 lá phổi và bắt đầu học cách thở. Một số em bé thậm chí còn có hẳn một mái tóc thực sự. Có một điều thú vị là những đứa trẻ có mái tóc tốt khi còn trong bụng mẹ lại thường màng mái tóc mỏng manh khi ra đời và trưởng thành.
Cũng trong tuần thứ 33 này, bé đã thể hiện rằng mình hiếu động hơn rất nhiều và gần giống với một đứa trẻ sơ sinh khi bé biết mở và nhắm mắt lúc ngủ và khi tỉnh táo. Tử cung của mẹ co giãn, ngày một mỏng dần, nên việc cảm nhận sáng tối của thai nhi sẽ rõ ràng hơn thời kì trước. Đây cũng là lúc thích hợp để mẹ tiến hành phương pháp giáo dục thai nhi bằng ánh sáng để giúp bé phát triển thị giác đấy.
2. Biểu hiện phổ biến mẹ thường gặp khi thai 33 tuần
Em bé hiếu động hơn: Điều này bạn cảm nhận khá rõ ràng hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng nên theo dõi sự phát triển ổn định của thai nhi qua các cử động của em bé ba lần một ngày, vào buổi sáng buổi trưa và buổi tối. Kiểm tra đồng hồ và bắt đầu đếm số lần cử động của em bé cho đến khi bạn đạt đến mười. Nếu vào cuối giờ bạn chưa cảm thấy ít nhất 10 chuyển động, hãy ăn một bữa ăn nhẹ hoặc uống nước trái cây, nằm xuống và tiếp tục đếm.
Suy tĩnh mạch: Một số thai phụ có triệu chứng suy tĩnh mạch ở tuần thứ 33 này. Chắc chắn rằng các mạch máu nổi lên trông thật xấu xí (và đôi khi đau đớn), nhưng bạn không cần lo lắng quá mức về vấn đề này. Nếu bạn không bị giãn tĩnh mạch trước khi bạn có thai, dù dấu hiệu suy tĩnh mạch có xuất hiện, chúng rồi cũng sẽ biến mất ngay sau khi bạn sinh em bé.
Đau dây chằng tử cung: Nếu bụng của bạn thấy đau khi bạn thay đổi vị trí hoặc ngồi dậy đột ngột, bạn có thể bị đau dây chằng tử cung. Miễn là nó không thường xuyên diễn ra và bạn không bị sốt, ớn lạnh hoặc chảy máu thì không có gì phải lo lắng. Hãy để bàn chân của bạn được nghỉ ngơi và thoải mái nhé.
Vụng về: Bụng lớn hơn làm thay đổi trọng tâm cơ thể, khiến bạn vụng về và khệnh khạng hơn rất nhiều. Hãy chậm lại khi di chuyển hay trong các hoạt động của mình, vội vàng sẽ chỉ khiến bạn lóng ngóng hơn thôi.
Móng tay mọc nhanh nhưng dễ gãy : Khi thai được 33 tuần tuổi, móng tay của bạn mọc nhanh hơn nhưng cũng khá dễ gãy. Điều này xảy ra do hormone thai kỳ chi phối. Vì vậy, nếu móng tay của bạn dễ bị gãy, cố gắng bổ sung nhiều chất biotin trong chế độ ăn uống của bạn. Chất này có nhiều trong chuối, bơ, các loại hạt và ngũ cốc. Viên nang gelatin cũng an toàn trong thai kì, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ rồi mới sử dụng bạn nhé.
Rốn lồi ra: Rốn của bạn có thể đã bật ra và có thể nhìn thấy qua lớp áo mùa hè? Bạn có thể làm gì với nó? Chẳng có biện pháp hữu ích nào cho vấn đề này cả, tuy nhiên nó sẽ trở lại bình thường trong một vài tháng sau khi bạn sinh. Do đó, bạn đừng để ý đến điều này, hãy làm lơ đi bạn ạ.
Rạn da: Khi bộ ngực, bụng, và có thể là cả mông của bạn lớn chưa từng có so với trước đó, bạn sẽ nhận thấy những dấu vết điển hình của việc mang thai vào lúc này, đó chính là việc rạn da. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng quá, hãy chăm sóc da tốt hơn, rồi vết rạn da cũng sẽ mờ dần một vài tháng sau khi sinh thôi.
Khó thở: Bụng lớn dần lên và đẩy mọi thứ ra khỏi vị trí của mình, bao gồm phổi của bạn. Điều này khiến phổi không thể mở rộng đầy đủ. Bạn sẽ khó chịu hơn, hãy đứng thẳng nhất có thể, điều đó sẽ giúp phổi có thêm không gian.
Suy giảm trí nhớ: Rối loạn tâm thần có thể gây ra bởi giới tính của em bé. Nghe có vẻ lạ nhưng đúng là phụ nữ mang thai bé gái có xu hướng hay quên hơn so với những bà mẹ mang thai bé trai.
Cơn co thắt tử cung giả: Những cơn co thắt giả thường thấy rõ ràng ở các bà mẹ đã trải qua một lần mang thai ở thời gian này. Hãy thay đổi vị trí của bạn (từ ngồi đến nằm xuống, từ nằm sang đi bộ xung quanh) chúng sẽ biến mất.
3. Những lời khuyên cho mẹ mang thai 33 tuần
Nếu bạn dự kiến và mong muốn sẽ nuôi con bằng sữa mẹ, hãy tham gia ngay một lớp hướng dẫn cho con bú từ thời điểm này. Bên cạnh đó, hãy đọc sách báo tìm hiểu kỹ hơn về việc làm sao để áp em bé vào ngực đúng cách khi cho bú. Đa phần các bà mẹ cho con bú đều gặp khó khăn trong thời gian đầu, khi mới bắt đầu tập bú cho bé. Vì vậy, sự chuẩn bị này của bạn một cách chu đáo là rất cần thiết.
Nếu bạn vẫn chưa đăng ký gói dịch vụ sinh nở nào, thì bây giờ hãy chuẩn bị cho việc đó. Suy nghĩ xem bạn muốn sinh cách nào, và ai là người ở bên cạnh bạn khi bạn sinh. Hãy nhớ rằng, khi nói đến chuyện sinh con thì không có gì là chắc chắn, ưu tiên lớn nhất của bạn vẫn phải là sức khỏe và hạnh phúc của bạn và em bé. Thời gian này mẹ nên chăm chỉ đi khám thai theo lịch hẹn, để nắm rõ sự phát triển của bé. Mẹ cũng cần đăng ký tham gia lớp học tiền sản để có kiến thức trước khi bé chào đời.
Bạn cũng nên chuẩn bị một số tấm trải ni-lông rồi đặt lên chiếu của bạn. Cách này sẽ giúp bạn yên tâm hơn, phòng khi bạn bị vỡ ối lúc đang nằm trên giường. Bạn cũng nên chuẩn thêm bị một cái khăn bông, luôn để gần trong tầm tay của mình, nhỡ bạn cần đến nó. Nếu nước ối bị vỡ khi đầu của em bé vẫn còn nằm cao phía mạng sườn, thì có khả năng nước ối sẽ phun ra nhiều hơn so với khi em bé đã trôi xuống phía dưới, nằm ở phần xương chậu.
Ở giai đoạn này, nhiều phụ nữ cảm thấy ham muốn tình dục. Bạn cần phải lưu ý một số điều liên quan đến vấn đề này, để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Hầu hết đối với mọi phụ nữ, quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai là tốt nếu như mẹ và bé đều khỏe mạnh.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tăng khẩu phần ăn có chứa chất xơ như trái cây và rau củ để tránh táo bón ở thời điểm thai 33 tuần tuổi. Hẳn nhiên, một chế độ ăn uống giàu chất xơ chỉ hoạt động hữu hiệu nhất khi bạn uống nhiều nước. Do đó, bạn luôn nhớ đảm bảo uống từ 2 lít nước mỗi ngày các bạn nhé!
Khi thai 33 tuần, bộ ngực của bạn ngày càng to lên và nặng nề thêm, nên cần sự nâng đỡ đặc biệt. Vì vậy, bạn lưu ý mua một số loại áo ngực có kích cỡ lớn, đủ để nâng đỡ ngực và đảm bảo thoải mái, dễ thở cho mình nhé.
Nếu thời gian này bạn gặp phải chứng ợ nóng, bạn nên tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị, dầu mỡ và có tính axit. Hãy chia nhỏ bữa ăn, điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự khó chịu vì triệu chứng này.
Thai 33 tuần cũng là thời điểm rất gần ngày sinh con rồi, bạn chắc hẳn đang rất mong đợi, thậm chí là lo lắng căng thẳng. Mặc dù có thể sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện làm bạn khó chịu ít nhiều, nhưng bạn hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng . Như thế, bạn không chỉ giảm thiểu những khó chịu cho bản thân, mà còn đảm bảo sức khỏe, để sẵn sàng chào đón thiên thần nhỏ của mình nữa.
Nguyễn Vũ Thường tổng hợp