Tết Đoan Ngọ là Tết chung của những nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tuy vậy, tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn mang nhiều ý nghĩa khác biệt. Và cúng Tết Đoan Ngọ thế nào hãy tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ

Tại Việt Nam, còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không chỉ  ở Việt Nam hay Trung Quốc mà còn ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Vì thế, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ Là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Ảnh Internet

2. Tết Đoan Ngọ là gì và sự tích Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại một số nước Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên và Trung Quốc. Đoan có nghĩa là mở đầu, Ngọ nghĩa là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng tới 1 giờ chiều, và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ là lúc mặt trời ngắn nhất và ở gần trời đất nhất trùng với ngày hạ chí. Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết giết sâu bọ hay tết Đoan Dương.

Ở Việt Nam, tết đoan ngọ còn gọi Là tết giết sâu bọ, là ngày phát động bắt sâu bọ. Tiêu diệt bỏ bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng. Trong đó có nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng.

2.1. Sự tích Khuất Nguyên Tết Đoan Ngọ Trung Quốc

Cuối thời Chiến Quốc, một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Khuất Nguyên, họ Tam Lư làm chức Tả Đồ nước Sở dưới Triều đại Hoài Vương vào thời Thất Quốc bên Tầu (307 – 246 tr CN), có tài và liêm chính. Mỗi khi vào Triều bàn bạc quốc sự, ông đều bị vua Hoài Vương bài bác vì những nịnh thần xúi giục.

Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly tao (thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước.

Khuất Nguyên
Khuất Nguyên là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Ảnh Internet

Do không thể can ngăn vua Hoài Vương được, lại bị gian thần hãm hại. Nên Ông đã uất ức làm bài thơ “Hoài Sa” rồi gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5.

Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh. Quấn loại chỉ ngũ sắc bên ngoài (cho cá sợ, khỏi đớp mất) và bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên. Ngoài ra, còn có truyền thuyết khác nữa về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ xưa. Có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.

Riêng ở sông Mịch La, người nước Sở mở hội rất vui, ngoài việc cúng lễ Khuất Nguyên còn tổ chức các cuộc đua thuyền, tượng trưng cho ý muốn vớt thây Khuất Nguyên.

2.2. Sự tích Tết Đoan Ngọ tại Việt Nam

Vào một ngày mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm thế nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo và chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này thường rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này hãy cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Tết diệt sâu bọ
Tết diệt sâu bọ hay Tết Đoan ngọ là ngày lễ lớn của người Viêt. Ảnh Interent

Dân chúng biết ơn định rằng cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ công ơn này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”. Có người gọi nó là “Tết Đoan Ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Người Việt có câu Ca dao:

Tháng tư đong đậu nấu chè.
Ăn tết Đoan ngọ trở về tháng năm.

Vì vậy chứng tỏ rằng đây là một ngày tết cũng được chú ý của người Việt Nam ta xưa. Tuy rằng tục lệ ăn tết này ta đã bắt chước Tàu, cũng như nhiều tiết lễ khác.

3. Ý nghĩa Tết Đoan ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được gọi thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên.  Người Việt Nam gọi là Tết giết sâu bọ vì trong giai đoạn chuyển tiếp, chuyển mùa, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, Tết giết sâu bọ có lẽ là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

4. Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ

Mâm lễ cúng gia tiên của ngày Tết gồm: Hương, hoa, vàng mã; Nước; Rượu nếp; Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, dưa hấu, vải, hồng xiêm, chuối. Và mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết: Xôi, chè; Bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio). Có những món ăn dân dã thường được nhân dân ta chuẩn bị để cúng và thưởng thức trong ngày Tết Đoan Ngọ nhằm diệt sâu bọ. Sau đây là những món ăn và ý nghĩa của chúng.

4.1. Bánh tro ngày Tết Đoan Ngọ

Bánh tro
Bánh tro có vị thanh mát, ngai ngái nồng nồng của nước tro rất tốt cho đường tiêu hóa. Ảnh Internet

Là món ăn truyền thống của người dân ở vùng Nam bộ và một số nơi miền Bắc Việt Nam. Bánh thuôn dài hoặc hình chóp với các biến tấu khác nhau như nhân ngọt hoặc mặn hay chay. Khi ăn bánh tro người ta tin rằng bệnh tật trong người sẽ biến mất. Bánh có vị thanh mát, ngai ngái nồng nồng của nước tro rất tốt cho đường tiêu hóa và phù hợp với tiết trời mùa hè.

4.2. Cơm rượu nếp

Cơm rượu nếp được bán rất nhiều tại các chợ và gánh hàng rong người dân mua về để cúng tết. Theo quan niệm dân gian, sau khi ngủ dậy ăn cơm rượu nếp thì diệt sâu bọ rất hiệu quả. Vì vị cay nồng của rượu nếp làm cho ký sinh trong cơ thể bị tiêu diệt.

cơm rượu nếp
Sau khi ngủ dậy ăn cơm rượu nếp thì diệt sâu bọ rất hiệu quả. Ảnh Internet

4.3. Hoa quả theo mùa Tết Đoan Ngọ

Hoa quả theo mùa là vật không thể thiếu trong mỗi mâm cúng thắp hương của người Việt trong mỗi dịp tết. Hoa quả được lựa chọn chủ yếu là các loại quả mùa hè tươi ngon có vị chua thơm nức.

Ở miền Bắc theo mùa chúng ta có thể chọn mua các loại hoa quả như mận, vải, đào, dưa hấu, dứa…để cúng Tết. Đặc biệt nếu thiếu đi quả mận và vải thì Tết Đoan ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa.

Tết Đoan Ngọ
Để cúng Tết Đoan Ngọ chọn mua các loại hoa quả như mận, vải, đào, dưa hấu, dứa. Ảnh Internet

4.4. Thịt vịt

Ở miền Trung thịt vịt thường xuất hiện trong các mâm cỗ cúng. Theo quan niệm dân gian thì ngày 5/5 âm lịch khí trời nóng bức, trong khi đó thịt vịt có tính mát bổ giải nhiệt trong những ngày này.

thịt vịt
Thịt vịt có tính mát bổ giải nhiệt trong những ngày này. Ảnh Internet

4.5. Chè trôi nước

Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết này tại các vùng miền. Những viên chè được làm từ bột gạo nếp bên trong là nhân đỗ xanh có vị ngọt của đường ăn cùng nước cốt dừa béo ngậy trở thành món ăn được nhiều người yêu thích.

chè trôi nước
Những viên chè được làm từ bột gạo nếp bên trong là nhân đỗ xanh có vị ngọt của đường. Ảnh Internet

4.6. Bánh khúc thêm hương vị ngày Tết Đoan Ngọ

Là món ăn sáng điểm tâm dần trở nên phổ biến tại các tỉnh thành phía bắc có nguồn gốc từ Lào Cai. Bánh khúc được làm từ gạo nếp, rau khúc, đậu xanh, vừng đen… có thể hấp hoặc rán phù hợp với khẩu vị từng người.

Bánh khúc
Bánh khúc được làm từ gạo nếp, rau khúc, đậu xanh, vừng đen. Ảnh Internet

5. Phong tục trong ngày Tết Đoan ngọ

  • Tục hái lá thuốc trong ngày Tết Đoan Ngọ: Phong tục hái lá thuốc vào đúng giờ ngọ của người Việt Nam xưa sau khi đã cùng nhau ăn cỗ, bởi đây là thời điểm dương khí tốt nhất trong cả năm hái vào giờ Ngọ sẽ cho công hiệu tốt nhất. Những loại lá thuốc thường được hái bao gồm: lá ngải cứu, kinh giới, tía tô, xả, bưởi, cam thảo. Lá thuốc sau khi hái sẽ được phơi khô hãm nước uống dần hoặc xông tắm ngày hôm đó.
  • Khảo cây đúng giờ Ngọ: Xuất phát từ những vùng miền có nền nông nghiệp phát triển. Khảo cây (đánh cây) và ngày tết Đoan Ngọ với ý nghĩa mong muốn cuộc sống luôn sung túc như cây cối đơm hoa kết trái. Mỗi vùng miền có những cách khảo cây khác nhau vào lúc 12h trưa. Những cây bị khảo thường là cây ăn quả trong vườn, cây ít quả không ra quả hoặc bị sâu bệnh.
  • Trò tri ân thầy, con rể thành tâm cảm ơn bố mẹ vợ: Đây là phong tục tập quán mang ý nghĩa gắn kết tình cảm tốt đẹp của người Việt. Vào ngày tết Đoan Ngọ, con rể sẽ ăn mặc lịch sự đi lễ cha mẹ vợ. Hay gọi là đi siêu với những mâm lễ tươm tất như xôi, gà, hoa trái đầu mùa. Hoặc các đồ sống như như gạo nếp, đậu xanh, dưa hấu, vịt gà hoặc ngỗng, chim trời… Đây cũng là dịp mà học trò cũ đến lễ thầy dạy học để tri ân cũng như gắn kết tình cảm ôn lại những kỷ niệm xưa.
Tết Đoan ngọ
Đây cũng là dịp học trò đến lễ thầy tri ân, gắn kết tình cảm ôn lại kỷ niệm xưa. Ảnh Internet

6. Kiêng cữ trong Ngày Tết Đoan Ngọ

  • Không để rơi, mất tiền: Dù đi đâu cũng cần thận bảo vệ tài sản và tiền bạc của mình. Vì theo quan niệm rơi hay mất tiền trong ngày Tết Đoan Ngọ sẽ khiến bạn rơi mất tài lộc.
  • Không nên dừng chân ở nơi âm u, nhiều tà khí: Trong ngày tết Đoan Ngọ, nếu đi ra khỏi nhà không nên dừng chân ở những nơi âm u nhiều tà khí như bệnh viện, nghĩa trang hay nhà tang lễ… vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Không nên để giày dép lộn xộn: Quan niệm xa xưa cho rằng, giày dép trong tiếng Hán đồng âm với từ tà (tức tà khí). Nếu để lộn xộn lung tung sẽ dễ chiêu dụ tà khí. Vậy nên để mũi giày hướng ra ngoài tránh ảnh hưởng đến đường tài lộc và tình duyên.
  • Không soi gương sau 12h đêm: Không nên soi gương 12h đêm vì khoảng thời gian này âm khí hoạt động mạnh. Nếu soi gương hay chụp ảnh rất dễ chiêu âm khí và không tốt cho sức khỏe cũng như xảy ra những hiện tượng khó lý giải.
  • Không mua đồ lưu niệm trong ngày Tết Đoan Ngọ:Quan niệm này được nhiều người xưa cho rằng, mọi vật đều chứa linh khí nếu tốt sẽ mang lại may mắn tài lộc còn nếu không tốt sẽ mang những điều xui xẻo. Vì vậy nếu đi du lịch vào những ngày này bạn cần tìm hiểu kỹ để tránh sai lầm.

Tết giết sâu bọ là một trong những ngày lễ tết truyền thống của Việt Nam. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu. Hy vọng bạn đã có thêm thông tin bổ ích về một trong những ngày tết của người Việt sau bài viết cúng Tết Đoan Ngọ này.

Hoàng Tùng tổng hợp