Nguyên nhân
Tê chân, tay là do cân nặng tăng nhanh trong thai kỳ và mạch máu bị chèn ép bởi thai nhi nên dòng lưu chuyển máu trở nên khó khăn hơn và các cơ dễ trở nên tê mỏi.
Tê chân, tay là triệu chứng gần như mẹ bầu nào cũng phải đối mặt.
Cơ thể mẹ bầu bị phù nề ở các tháng cuối thai kỳ, sự thiếu hụt canxi và magie cũng là nguyên nhân.
Mẹ bầu ít vận động khiến cho chứng tê tay, chân trở nên dễ xuất hiện hơn. Đặc biệt khi mẹ ngủ là lúc chứng tê chân, tay dễ tấn công mẹ bầu nhất.
Hội chứng đường hầm cổ tay là khi rãnh cổ tay bị sưng và khiến các dây thần kinh ở khu vực này bị co mạnh tạo ra một áp lực lên đầu các ngón tay khiến chúng bị tê. Triệu chứng này lây lan và khiến cả bàn tay của mẹ bị tê.
Chế độ ăn thiếu chất nhất là vitamin B1, B12, axit folic cũng khiến mẹ bầu dễ bị tê.
Bệnh tê tay, chân trong thai kỳ không quá lo ngại. Thế nhưng nếu tình trạng tê trầm trọng khiến mẹ bầu không thể nhấc tay chân, có dấu hiệu gia tăng khi vận động hay lơ mơ ý thức thì mẹ nên đi khám vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như: đái tháo đường, rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng chuyển hóa, bất thường ở hệ miễn dịch, thiếu magie, canxin.
Khắc phục bệnh lý
Mẹ bầu có thể khắc phục tình trạng này bằng các cách đơn giản dưới đây ngay trong sinh hoạt hàng ngày của mẹ nhé:
Hãy đổi tư thế nằm để mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất. Cách này sẽ giúp cho mẹ bầu giảm sự khó chịu do chứng nghẽn rãnh cổ tay gây ra. Mẹ cũng không nên gối đầu lên tay khi ngủ. Nếu cảm thấy tê tay khi đang ngủ thì nên vẩy tay để triệu chứng giảm bớt.
Massage là cách để chống lại chứng tê tay chân.
Vận động ngón tay và cánh tay của mẹ bầu thường xuyên nhưng tránh các động tác lặp đi lặp lại quá nhiều lần vì sẽ khiến chứng tê trầm trọng hơn.
Giơ tay lên cao hơn đầu cũng là cách để giảm chứng đau và tê tay.
Chườm lạnh hay ngâm tay vào chậu nước hòa cùng vài giọt tinh dầu hoa lavender hay hoa cúc là cách để giảm tê và đau hiệu quả. Mẹ không nên chườm nóng nhé, cách này khiến tình trạng càng xấu hơn đấy.
Tập các bài thể dục nhẹ nhàng phù hợp với mẹ bầu buổi sáng là cách để thúc đấy khí huyết lưu thông và đẩy lùi chứng tê nhức.
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, cua, cá… để phòng thiếu canxi dễ dẫn đến chứng tê tay chân ở mẹ bầu. Vitamin B6 cũng là dưỡng chất tốt để cơ thể chống lại triệu chứng tê chân tay, mẹ bầu nên bổ sung.
Mẹ cũng nên bổ sung thực phẩm giàu canxi để ngăn ngừa bệnh lý.
Xoa bóp nhẹ nhàng cũng là cách giúp cho mẹ bầu phòng tránh được chứng tê chân tay trong thai kỳ. Mẹ chỉ cần massage nhẹ nhàng từ bả vai xuống đầu ngón tay, các tê đau sẽ giảm rõ rệt.
Lưu ý
Nếu các cơn đau quá nghiêm trọng mà mẹ bầu không cảm thấy thuyên giảm khi đã áp dụng các cách trên thì mẹ nên gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.
Yeutre.vn (Tổng hợp)