Tất tần tật những điều mẹ cần biết về bệnh cảm cúm trong thai kỳ

Cúm có thể là điều không đáng lo ngại đối với người bình thường. Nhưng đối với mẹ bầu, cúm lại là một mối nguy. Nếu không biết cách phòng và điều trị dứt điểm nó có khả năng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí gây tử vong.

banner ads

1. Mẹ bầu rất dễ mắc bệnh cúm

29054-untitled.jpg

Mẹ bầu rất dễ mắc bệnh cúm

Đây là một lời khẳng định chắc nịch bởi khi mang thai, cơ thể người phụ nữ giảm sức đề kháng đáng kể. Không chỉ vậy, nếu mắc bệnh cúm, mẹ bầu sẽ lâu khỏi hơn so với người bình thường, có khi kéo dài hơn cả tuần. Mặc khác, do bản thân virus cúm rất dễ tấn công vào hệ hô hấp, lây truyền trên diện rộng nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như nước ta. Do đó, chỉ cần hít phải luồng khí trong tự nhiên, mẹ bầu sẽ rất dễ nhiễm phải virus cúm đang hoành hành.

2. Ảnh hưởng của cúm đối với thai nhi

banner ads

Nguy cơ dị tật thai nhi từ cúm

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, người mẹ bị nhiễm virus dù là virus cúm hay các loại virus khác cũng đều dẫn đến những dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Khi đã tấn công, chúng nhanh chóng khiến thân nhiệt mẹ tăng cao, kèm theo các triệu chứng sổ mũi, rát họng, ho... Nguy hiểm nhất là làm quá trình trao đổi chất bị rối loạn khiến cơ thể hấp thu độc tố, thông qua nhau thai gây ra các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim bẩm sinh, não tụ huyết, khuyết não, đầu dị dạng… Mặc dầu vậy, không phải tất cả chúng đều có thể gây ra dị tật mà chỉ một số loại như rubella (70-80% tổn thương thịt giác, thần kinh…)

Cúm gây sẩy thai hoặc sinh non

Tình trạng sốt cao và tồn dư độc tố trong cơ thể còn là nguyên nhân khiến tử cung co thắt dữ dội, tống đẩy thai nhi ra ngoài gây sinh non hoặc sẩy thai. Thông thường, những trẻ sinh non do mẹ mắc bệnh cúm thường tử vong sau đó không lâu.

Thời gian mắc cúm trước 12 tuần tuổi càng gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non cao hơn. Từ 12 tuần đến 25 tuần, tỷ lệ dẫn đến những nguy cơ này sẽ giảm. Nhưng từ tuần 25 trở đi, nếu mắc cúm, mẹ sẽ cần đề phòng nguy cơ sinh non.

Ảnh hưởng não bộ thai nhi

29055-cum-1.jpg

Việc dùng thuốc cắt giảm triệu chứng sốt cao ở thai phụ khi bị cúm, có thể gây tổn thương ít nhiều đến hệ thần kinh của thai nhi.

Một ảnh hưởng nghiêm trọng khác của cúm đến thai nhi đó chính là làm tổn thương não bộ. Đây là lời cảnh báo của các nhà khoa học đối với các thai phụ đang trong giai đoạn đầu thai kỳ. Lý giải điều này, các nhà khoa học cho rằng việc dùng thuốc cắt giảm triệu chứng sốt cao ở thai phụ khi bị cúm, có thể gây tổn thương ít nhiều đến hệ thần kinh đang trong giai đoạn đầu hình thành của thai nhi.

Các biến chứng nguy hiểm

Một khi đã nhiễm cúm, nguy cơ cúm kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến viêm phổi. Nếu thai nhi thiếu oxy do mẹ bị viêm phổi có thể dẫn đến các biến chứng như suy hô hấp, suy tim…

Chính vì những mối nguy hiểm chực chờ này, việc phòng bệnh cúm càng có ý nghĩa hơn hết đối với cả thai nhi và thai phụ.

2. Phòng cúm hơn trị cúm

- Sự tấn công của virus cúm thường lây qua đường hô hấp, các dịch tiết ở mắt, mũi và miệng. Trong đó, bàn tay chính là trung gian lây nhiễm. Do vậy, tốt nhất, để phòng tránh, mẹ bầu cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên nhất là sau mỗi lần bị giấy bẩn. Ngoài ra, cần tránh ở những nơi đông người. Nếu có việc cần, phải mang khẩu trang để tự bảo vệ. Tuyệt đối không dùng chung dụng cụ ăn uống, vệ sinh với người khác dù họ không mắc bệnh.

29056-cum-2.jpg

Bổ sung nhiều nước trái cây giàu vitamin C, A, B cũng là cách phòng bệnh rất hiệu quả.

- Bổ sung nhiều nước trái cây giàu vitamin C, A, B; ăn nhiều rau xanh và củ quả để tăng cường sức đề kháng cũng là cách phòng bệnh rất hiệu quả.

- Tập những bài tập nhẹ nhàng, hít thở sâu để tăng cường lưu thông máu.

- Luôn giữ cho đôi chân ấm bằng cách thoa dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ kín mỗi tối .

- Mỗi tối, nên súc miệng bằng nước muối để diệt khuẩn miệng.

- Tránh để căng thẳng kéo dài gây ra mệt mỏi thường xuyên.

- Trước khi có kế hoạch mang thai cần tiêm phòng vắc – xin đầy đủ ít nhất 3 tháng.

- Tránh mang thai vào những mùa cuối thu, đầu đông vì đây thường là thời điểm hoành hành của những dịch cúm.

- Sau cùng, nếu bạn đã tránh hết mức có thể nhưng vẫn mắc nên đến ngay bác sĩ để điều trị theo chỉ dẫn. Các nghiên cứu cho thấy, nếu thai phụ không may mắc cúm, việc bổ sung vitamin theo đúng liều lượng có thể giảm được nguy cơ thai nhi mắc dị tật bẩm sinh. Do đó, cần hết sức tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự tiện mua thuốc dùng có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

3. Xử lý khi mẹ bầu mắc bệnh cúm

Bạn lo sợ khi bị cúm là điều phải lẽ nhưng không nên để nỗi lo này ảnh hưởng đến thai nhi và chính bạn. Bởi bạn còn có sự hỗ trợ khác. Trước hết, hãy đến bác sĩ để được làm các xét nghiệm cần thiết xem bạn có mắc các viêm nhiễm nào không? Đồng thời, họ sẽ kiểm tra xem tình trạng hiện tại của thai nhi cho đến thời điểm hiện tại.

Các loại thuốc được chỉ định cho bạn sử dụng cần phải tuyệt đối tuân theo bởi lúc này thai nhi đang trong giai đoạn hình thành rất nhạy cảm với những chất dung nạp vào cơ thể.

Những loại thuốc bạn cần tránh sử dụng bao gồm:

  • Aspirin gây chảy máu thai nhi.
  • Ibuprofen: chưa được chứng minh không gây tác dụng phụ đối với phụ nữ mang thai.
  • Thuốc kháng vi rút tamiflu, flumadine, relenza, hoặc symmetrel: dẫn đến khuyết tật bẩm sinh.
  • Tiêu đờm guaifenesin và ức chế cơn ho dextromethorphan: có liên quan đến các biến chứng của động vật mang thai.

Ngoài ra, các loại thảo dược lạ được sử dụng cũng không đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

4. Xử lý khi mẹ bầu cảm cúm kèm theo sốt cao

29053-cum-3.jpg

Nếu sốt nhẹ dưới 38 độ C, mẹ cần được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, có thể bật điều hòa.

- Nếu sốt nhẹ dưới 38 độ C, mẹ cần được nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, có thể bật điều hòa, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C, A, B và tiếp tục theo dõi.

  • Để hạ sốt, có thể dùng ethanol 40% hoặc dùng khăn nóng chườm lên trán, hai bên dưới cánh tay.
  • Cởi bớt quần áo nếu mặc đồ quá kín để hạ nhiệt.
  • Ăn thức ăn dễ tiêu hóa, tránh dùng đồ nhiều dầu mỡ hoặc trứng.

- Nếu sốt cao trên 38 độ C, cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và tìm nguyên nhân chính xác.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI