Dưới đây là những câu hỏi phổ biến liên quan đến việc đặt vòng tránh thai bạn nên tham khảo:
Tránh thai bằng vòng cho hiệu quá tới 99%
1. Lợi ích của việc đặt vòng tránh thai
- Cho hiệu quả tránh thai 98 - 99%
- Có hiệu quả tránh thai ngay lập tức và lâu dài khoảng 5 năm (do đó nếu bạn còn trẻ hoặc chưa sinh con nên sử dụng biện pháp tránh thai khác)
- Bền, thoải mái và dễ sử dụng
- Ít tốn kém
2. Những ai không nên sử dụng vòng tránh thai?
Những người mắc các bệnh sau không nên kế hoạch hóa gia đình bằng vòng tránh thai:
- Sau phá thai nhiễm trùng.
- Những người có thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước đây.
- Người bị viêm cổ tử cung mủ nhầy.
- Bệnh lý ác tính đường sinh dục.
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung.
- Lao vùng chậu.
- Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị
3. Tác dụng phụ do vòng tránh thai gây ra
Vòng tránh thai gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Bên cạnh những ưu điểm tránh thai nổi trội thì vòng tránh thai cũng có những hạn chế nhất định như sau:
Ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt:
Một trong những rắc rối thường gặp khi đặt vòng tránh thai là chị em thường phải đối diện với chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc chu kỳ kéo dài và ra nhiều máu hơn. Đi kèm đó là những cơn đau bụng kinh.
Có thể gây thủng mô dạ con:
Trong quá trình đưa vòng vào cổ tử cung, nếu làm sai thủ thuật có thể dẫn đến thủng mô tử cung, gây chảy máu và các biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy khi đặt vòng tránh thai, nếu xuất hiện những bất thường cần thông báo ngay cho các bác sĩ để xử lý kịp thời.
Vòng có thể bị tuột ra ngoài:
Với những phụ nữ vừa mới sinh, nếu đặt vòng ngay có thể xảy ra hiện tượng vòng bị đẩy ra ngoài. Nguyên nhân là do sau sinh tử cung của người phụ nữ đang co bóp mạnh để phục hồi lại trạng thái ban đầu và hoạt động co bóp sẽ khiến vòng tránh thai bị tác động, bị đẩy lùi ra ngoài.
Làm rối loạn nội tiết tố:
Vòng tránh thai có thể làm bạn bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến hiện tượng buồn nôn, đau đầu, mọc nhiều mụn, đau tức ngực và thay đổi tâm trạng bất thường.
Làm rối loạn nội tiết tố
Có thể gây u nang buồng trứng:
Vòng tránh thai chứa nội tiết tố giống như progestrone sau sinh vì thế có thể gây u nang buồng trứng. Tuy nhiên dạng này không phát triển thành ung thư mà sẽ tự mất đi sau đó.
Vẫn có thai ngoài ý muốn:
Có một số trường hợp khi đặt vòng tránh thai vẫn có thai ngoài ý muốn. Nguyên nhân được lý giải có thể là do trước khi đặt vòng các cặp vợ chồng sinh hoạt tình dục đúng vào chu kỳ trứng rụng. Do vậy lúc này tinh trùng đã gặp trứng và thụ tinh trong đó nên sau khi đặt vòng vẫn xảy ra hiện tượng có thai. Ngoài ra một số trường hợp vòng tránh thai gặp sự cố nên vẫn có thể thụ thai.
Có thai ngoài tử cung:
Một số khác khi đặt vòng tránh thai những vẫn có thai ngoài tử cung. Tuy nhiên tỷ lệ này không đáng kể.
4. Vòng tránh thai có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này không?
Khi muốn sinh con, bạn chỉ cần tháo vòng ra. Hầu hết tất cả phụ nữ sau khi tháo vòng đều có thai trở lại, tuy nhiên một số ít trường hợp cũng gặp khó khăn do đặt vòng có thể gây ra thủng, sẹo ở thân tử cung, hoặc viêm phần phụ làm cho tử cung hay ống dẫn trứng có thể bị tổn thương và làm giảm khả năng có thai. Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra vòng thường xuyên định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
Vòng tránh thai không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản
5. Trước khi đặt vòng phải làm gì?
Bạn sẽ được khám phụ khoa trước khi đặt vòng để đảm bảo bạn không bị viêm nhiễm phụ khoa. Thời gian đặt vòng chỉ diễn ra trong khoảng 5 đến 10 phút.
6. Đặt vòng tránh thai khi nào là tốt nhất?
Thời gian đặt vòng tốt nhất là ngay sau khi gần hết kinh nguyệt, sáu tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi hút thai.
7. Sau khi đặt vòng bạn cần phải làm gì?
- Nghỉ ngơi. Sau khi đặt vòng bạn nên nằm yên nghỉ ngơi ít nhất 1 giờ. Không mang vác hay làm việc nặng ít nhất trong 1 tuần sau khi đặt vòng.
- Không ngâm mình trong nước lâu ví dụ như tắm ao hoặc làm đồng
- Sau khi đặt vòng 2 tuần mới nên quan hệ tình dục
- Điều quan trọng là cứ mỗi 3 đến 6 tháng bạn nên đến để bác sĩ khám lại.
Sau mỗi kỳ kinh nguyệt nên tự kiểm tra vòng tránh thai của mình
- Bên cạnh đó bạn tự kiểm tra vòng tránh thai của mình sau mỗi kỳ kinh nguyệt bằng cách kiểm tra dây vòng. Bạn có thể cảm nhận được dây vòng bằng cách cho ngón tay vào âm đạo. Và bạn cần lưu ý là phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi kiểm tra. Nếu thấy dây vòng ngắn hơn bình thường có thể vòng đã bị lệch chỗ. Còn nếu dây này biến mất, có thể vòng đã bị tuột. Nếu không thấy dây vòng, bạn hãy đến bác sỹ ngay để được tư vấn sử dụng biện pháp tránh thai hỗ trợ
So với các biện pháp tránh thai khác thì tránh thai bằng cách đặt vòng tránh thai có tỷ lệ rủi ro thấp nhất. Do vậy không có gì đáng lo ngại khi bạn chọn tránh thai bằng phương pháp này. Trong quá trình đặt vòng nên đi khám bác sĩ kịp thời khi gắp các triệu chứng bất thường như: dây vòng bị rơi, đau sau khi quan hệ tình dục, máu kinh ra nhiều và kéo dài, khí hư có mùi khó chịu, buồn nôn, sốt (trên 38 độ C), chậm kinh hoặc nghi có thai.
Yeutre.vn (Tổng hợp) Theo bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà