Dưới đây là những thông tin về sẩy thai mẹ bầu nên biết để cẩn thận cũng như bớt hoang mang trong thai kỳ nhé.
Thống kê nguy cơ sẩy thai
Thai nhi càng lớn thì nguy cơ sẩy thai càng thấp.
Theo thống kê của Úc cứ 36 thai phụ thì có 1 người bị sẩy thai 2 lần. Tuy nhiên khả năng sẩy thai giảm đi khi thai nhi phát triển tốt, đặc biệt là sau 8 tuần tuổi. Hầu hết các ca sẩy thai thường xuất hiện ở giai đoạn đầu thai kỳ. Khi trứng đã bám vào tử cung và xác định mẹ đã mang thai thì nguy cơ sẩy thai chỉ còn 30%.
Các nguy cơ bị sẩy thai do mẹ bầu đã có tiền sử trước đó, qua nghiên cứu từ London có các số liệu như sau:
- Mang thai lần đầu: 5%
- Lần mang thai trước bị hư: 6%
- Lần mang thai trước thai sống: 5%
- Tất cả các lần mang thai đều sống: 4%
- Từng sẩy thai 1 lần: 20%
- Từng sẩy thai 2 lần: 28%
- Từng sẩy thai 3 lần: 43%
Các yếu tố gây sẩy thai
Có nhiều yếu tố gây nên nguy cơ sẩy thai, tuy nhiên ngoài các yếu tố tự nhiên do cơ thể mẹ bầu, các yếu tố gây nên nguy cơ sẩy thai khác mẹ bầu có thể kiểm soát được.
Mẹ bầu thường bị sẩy thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
- Hút thuốc khiến nguy cơ sẩy thai tăng lên 30%-50%. Vì vậy, nếu bạn có ý định mang thai hay đã thụ thai rồi thì nên bỏ hút thuốc cũng như tránh xa môi trường có khói thuốc lá.
- Nếu mẹ bầu uống đến bốn tách cà phê mỗi ngày thì cũng khiến cho nguy cơ bị sẩy thai tăng lên. Vì vậy, mẹ nên thay đổi thức uống của mình thành trà thảo dược hay chocolate nóng.
- Phụ nữ càng lớn tuổi, nguy cơ sẩy thai hay khuyết tật ở trẻ sinh ra càng cao.
- Một số bệnh mãn tính, các rối loạn trong cơ thể, bệnh di truyền, tiểu đường… cũng khiến cho mẹ bầu dễ sẩy thai hơn. Tuy nhiên các chứng bệnh này có thể chạy chữa hoặc kiểm soát được.
- Các bệnh nhiễm trùng cũng tạo ra các mối đe dọa cho thai nhi như: sởi, quai bị, rubella, HIV và bệnh lậu. Do đó mẹ bầu nên rà soát các bệnh này trong các lần kiểm tra thai kỳ của mình.
- Một số các bất thường ở cổ tử cung như cổ tử cung ngắn, yếu… đều khiến mẹ bầu dễ bị sẩy thai.
- Nếu mẹ bầu tiếp xúc với các hóa chất độc hại như chì, thạch tín, bức xạ liều cao, khí gây mê cũng khiến tăng nguy cơ sẩy thai.
- Rượu cũng làm gia tăng nguy cơ này.
- Một số các xét nghiệm trong thai kỳ như chọc ối, SCV để xác định các bất thường ở nhiễm sắc thể của thai nhi cũng có thể gây sẩy thai.
Những hiểu lầm về nguy cơ sẩy thai
Căng thẳng hoặc làm việc quá sức không được nhiều người nghi ngại như một trong các nguy cơ gây sẩy thai. Tuy nhiên đây là một trong số yếu tố thực sự tác động đến sức khỏe sinh sản của mẹ bầu. Các nghiên cứu cho thấy nguyên nhân này có thể gây ra hư thai nhiều lần ở thai phụ.
Việc thăm khám thường xuyên trong thai kỳ là cần thiết.
Việc uống rượu xuyên suốt thai kỳ thực sự có ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, mặc dù nếu mẹ bầu uống rượu vào đầu thai kỳ thì không quá ảnh hưởng đến bé.
Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng như axit folic, canxi… cũng làm nên nguy cơ bị sẩy thai ở mẹ bầu.
Việc té ngã hay va chạm mạnh vào bụng thường không khiến bé bị tổn thương, nhất là trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, nếu là vào các tháng cuối và va chạm khiến mẹ cảm thấy đau đớn vùng bụng thì cũng dẫn đến nguy cơ hư thai.
Việc giao hợp không ảnh hưởng đến sự an toàn của bé, tuy nhiên cần một số tư thế phù hợp trong khi “yêu”. Nếu mẹ có thấy một ít máu sau giao hợp thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu mẹ bị nhau thai tiền đạo hay sẩy thai trước đó thì nên đi khám bác sĩ.
Những cảm xúc tiêu cực thực sự không ảnh hưởng đến an toàn của bé và các động tác thể dục cũng không khiến mẹ bầu sẩy thai nhé.
Nếu mẹ bầu sử dụng thuốc ngừa thai trước đó thì chúng cũng không gây tăng nguy cơ sẩy thai. Thuốc sapirin cũng không gây tăng nguy cơ sẩy thai cho mẹ bầu.
Mẹ bầu đã từng phá thai chỉ có tỷ lệ sẩy thai tăng nhẹ, không đáng kể.
Việc tắm nước nóng cũng không gây ra các nguy cơ sẩy thai thực sự, thế nhưng mẹ bầu cũng không nên tắm hơi để giữ an toàn trong thai kỳ.
Yeutre.vn (Tổng hợp)