Tăng cân ở trẻ sinh non như thế nào là bình thường?

Tăng cân ở trẻ sinh non là vấn đề cần được các cha mẹ theo dõi một cách kỹ lưỡng vì mức độ tăng cân ở trẻ sinh non không giống như trẻ sơ sinh bình thường. Trong khi tăng cân là một trong những yếu tố quan trọng giúp đánh giá sự phát triển của trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh không được đủ ngày đủ tháng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này để có thể biết được em bé sinh non của mình có đang nằm trong giới hạn bình thường của quá trình trăng trưởng không nhé. 

banner ads
Tăng cân ở bé sinh non
Tăng cân ở trẻ sinh non là vấn đề cần được theo dõi kỹ lưỡng. Ảnh Internet 

1. Trẻ sinh non và vấn đề cân nặng

Trẻ sinh ra ở tuần thai dưới 37 được xem là sinh non và trẻ sinh càng sớm thì cân nặng càng thấp. Trọng lượng thường thấy ở trẻ sinh thiếu tuần là ít hơn 2.3 kg.

Cân nặng cực thấp ở trẻ sinh non có thể gây nguy cơ cho sự sống còn của chúng. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ y học, hơn 90% trẻ có cân nặng trên 800g đã sống sót. Ngày nay khoảng 60% trẻ có cân nặng hơn 500g khi sinh được cứu sống.

Tất cả trẻ sơ sinh bao gồm cả trẻ sinh non đều tuân theo một mô hình về tăng cân. Trong đó trẻ thường giảm một ít trọng lượng trong vài ngày đầu sau sinh (trừ khi bạn được truyền một lượng hormone trong quá trình chuyển dạ thì em bé có thể sẽ giữ lại một lượng chất lỏng, nhưng cuối cùng bé vẫn sẽ giảm cân).

Sự giảm cân này do nhiều yếu tố gây ra và là hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng nếu em bé giảm hơn 10% trọng lượng, thì đó có thể là một vấn đề cần quan tâm. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trong trường hợp này. Bác sỹ sẽ xem xét các yếu tố khác nhau như cho ăn và bài tiết để xác định tại sao tình trạng này xảy ra. 

Trẻ sinh non
Trẻ sinh ra ở tuần thai dưới 37 được xem là sinh non. Ảnh Internet 

2. Tăng cân ở trẻ sinh non

Sau ngày tuổi thứ năm, sự giảm trọng lượng sẽ chấm dứt. Lý tưởng nhất, một em bé bình thường sẽ mất khoảng 14 ngày để trở về cân nặng khi mới sinh. Một số có thể mất nhiều thời gian hơn. Và sau đó là khoảng thời gian bé bắt đầu tăng cân. Bé sẽ tăng 112-200g mỗi tuần và điều này tiếp tục cho đến khi bé được 4 tháng tuổi.

Đối với trẻ sinh non, trọng lượng tăng lên thường ít hơn. Trẻ sinh ở tuần thứ 24 và ít cân chỉ tăng khoảng 5g một ngày, trong khi trẻ lớn hơn - sinh ở tuần thứ 33 trở đi có thể tăng khoảng 20-30g một ngày.

Nhìn chung, một em bé kể cả trẻ sinh non nên tăng khoảng 30g mỗi ngày cho mỗi ½ kg cân nặng của cơ thể. Điều này tương đương với 15g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Đây là tốc độ trung bình mà thai nhi phát triển trong tam cá nguyệt thứ ba.

Trẻ sinh non thường sẽ chưa được rời khỏi bệnh viện khi chúng chưa tăng cân đều và ổn định bên ngoài lồng ấp. Một số bệnh viện có quy định về cân nặng của trẻ sơ sinh khi rời bệnh viện, nhưng điều này đang trở nên ít phổ biến hơn. Nói chung, em bé cần đạt được cân nặng tối thiểu là 2kg (4 pound) trước khi trẻ sẵn sàng ra khỏi lồng ấp. 

Đo bàn chân của bé sinh non
Trẻ sinh non thường sẽ chưa được rời khỏi bệnh viện khi bé chưa tăng cân đều và ổn định bên ngoài lồng ấp. Ảnh Internet 

3. Xác định cân nặng trung bình của trẻ sinh non dựa vào độ tuổi

Để xác định được cân nặng của một em bé sinh non có bình thường hay không, bạn cần biết được độ tuổi của bé. Tuổi thực sự của trẻ sinh non được tính rất khác so với ngày bé chào đời.

Cách tính tuổi của trẻ sinh non cụ thể đó là bạn trừ đi số tuần trẻ sinh non từ số tuần tuổi hiện tại.

Ví dụ : nếu bé được 9 tuần tuổi tính từ ngày sinh, và bé sinh sớm 2 tuần thì độ tuổi thực sự của bé là 7 tuần tuổi. Và bạn cần kiểm tra xem bé có đạt được các mốc phát triển quan trọng đối với một đứa trẻ 7 tuần tuổi hay không, thay vì một đứa trẻ 9 tuần tuổi.

Bạn có thể tham khảo bảng các chỉ số của trẻ sinh non dựa vào bảng dưới đây: 

Bảng chỉ số của trẻ sinh non
Bảng các chỉ số của trẻ sinh non. 

4. Cho trẻ sinh non ăn uống như thế nào để trẻ có thể tăng cân bình thường

Tùy thuộc vào số tuần tuổi khi sinh non mà trẻ sẽ được cho ăn một cách phù hợp để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Ban đầu là để giúp trẻ sống sót (đối với trẻ sinh quá sớm) sau đó là để trẻ phát triển.

Trẻ sinh trước 34-37 tuần thường gặp vấn đề khi bú mẹ và bú bình. Nguyên nhân là do trẻ chưa phát triển đủ để có thể phối hợp giữa các hoạt động nút, thở và nuốt sữa.

Ngoài ra một số tình trạng bệnh lý đặc trưng của trẻ sinh non cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn bằng miệng của trẻ bao gồm:

  • Vấn đề về đường thở
  • Nồng độ oxi thấp
  • Vấn đề về lưu thông
  • Nhiễm trùng máu 
Bé sinh non bú bình
Bé sinh trước 34-37 tuần thường gặp vấn đề khi bú mẹ và bú bình. Ảnh Internet 

Một số cách cho ăn có thể được áp dụng bao gồm:

  • Cho bé ăn qua đường truyền tĩnh mạch : các chất dinh dưỡng và chất lỏng cần thiết được đưa vào cơ thể trẻ qua đường truyền tĩnh mạch (IV) ở chân, cánh tay hoặc đầu. Đây là phương pháp được ưu tiên chọn lựa đối với trẻ sinh quá non, có vấn đề về hô hấp vì phổi chưa phát triển đầy đủ và hệ thống tiêu hóa cũng chưa hoàn thiện.
  • Cho bé ăn qua đường miệng hoặc mũi : sữa mẹ hoặc sữa công thức được đưa trực tiếp vào dạ dày bé qua ống thông mũi hoặc miệng. Cách cho ăn này được đề xuất khi bé khỏe hơn hoặc đối với những bé bị yếu tim hoặc phổi và có vấn đề về khả năng phối hợp các cơ quan.
  • Cho bé ăn qua ống thông rốn : đây là một cách cho bé ăn không gây đau. Trong đó bác sỹ đặt một ống thông bên trong dây rốn của bé. Tuy nhiên phương pháp này đem lại nguy cơ nhiễm trùng rất cao nên chỉ được khuyến nghị sử dụng trong những trường hợp đặc biệt.
  • Cho bé bú mẹ hoặc bú bình : khi bé đã có thể bú và nuốt, đội ngũ y tế sẽ trợ giúp để bạn có thể cho bé bú.
  • Cho bé ăn qua ống thông tĩnh mạch trung tâm : bé sẽ được cung cấp chất dinh dưỡng và chất lỏng cần thiết trong một thời gian dài thông qua ống thông đặt ở tĩnh mạch trung tâm (thường nằm ở gần tim). Ống thông này sẽ được luồn vào tĩnh mạch trung tâm qua tĩnh mạch ở cánh tay, ngực hoặc cổ. 
Cho bé bú bình
Mẹ cần sợ trợ giúp của đội ngũ y tết để cho bé sinh non bú tốt. Ảnh Internet 

Khi cho trẻ sinh non ăn dù qua hình thức nào, thì lượng sữa (mẹ hoặc công thức) nên được tăng lên rất chậm, đặc biệt đối với trẻ sinh quá non. Việc này sẽ giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột gọi là viêm ruột hoại tử ở trẻ (necrotizing enterocolitis – NEC). Những bé được cho ăn bằng sữa mẹ ít có khả năng mắc NEC hơn.

Trẻ sinh non từ sau 34-37 tuần tuổi thường có thể được bú bình hoặc bú mẹ. Tuy nhiên trong thời gian đầu, việc bú mẹ sẽ dễ dàng hơn so với bú bình. Vì dòng chảy từ bình sữa qua núm vú da khó kiểm soát hơn và trẻ có thể bị nghẹn hoặc ngừng thở trong khi ăn. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp vấn đề trong việc duy trì hút sữa đúng cách để nhận được đủ lượng sữa cho nhu cầu cơ thể mình. Vì lý do này, ngay cả những bé sinh non khá lớn vẫn có thể cần cho ăn qua ống thông trong một số trường hợp.

Do trẻ sinh non không ở trong bụng mẹ đủ lâu để dự trữ các chất dinh dưỡng cần thiết nên bên cạnh nguồn dinh dưỡng tốt nhất là sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm một số chất canxi, protein, sắt, calo và vitamin. Đối với bé sinh non bú sữa công thức thì một số chất như vitamin A, D, C và axit folic có thể cần được bổ sung. 

Trẻ sinh non cần được bổ sung một số chất
Trẻ sinh non cần được bổ sung thêm một số chất như canxi, sắt, calo và vitamin. Ảnh Internet 

Một số trẻ sinh non sẽ tiếp tục cần các chất dinh dưỡng bổ sung này sau khi ra viện. Đối với trẻ bú mẹ , điều này có nghĩa là một đến hai bình sữa mẹ tăng cường mỗi ngày cũng nhưu bổ sung sắt và vitamin D. Một số bé sẽ cần bổ sung chất nhiều hơn những bé khác, tùy vào thể trạng và độ tuổi khi sinh, bao gồm cả những bé không nhận được đủ lượng sữa thông qua bú mẹ để có được lượng calo cần thiết cho quá trình phát triển.

Bé được ăn đủ thể hiện qua sự thỏa mãn sau khi ăn, qua lượng chất thải mỗi ngày (6-8 lần ị và 6-8 lần ướt tã).

Bạn cần lưu ý nếu phân của bé có nước hoặc máu, hoặc bé bị nôn thường xuyên có thể là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Bạn nên thông báo cho bác sỹ của bé ngay để được tư vấn và can thiệp kịp thời. 

Bác sỹ khám cho bé sinh non
Bạn cần báo cho bác sỹ nếu con bị nôn hoặc phân của bé có nước hoặc máu. Ảnh Internet 

Ngoài việc tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ về việc cho bé sinh non ăn, bạn cũng có thể thực hiện một số hoạt động sau để góp phần giúp bé tăng cân:

  • Thường xuyên tiếp xúc da kề da với bé để giúp bé được giữ ấm, điều hòa nhịp tim và nhịp thở, đảm bảo giấc ngủ và tăng cơ hội cho bé bú.
  • Thường xuyên massage cho bé.
  • Thường xuyên ôm bé cũng như dành cho bé sự quan tâm để giúp bé luôn được vui vẻ.
  • Không bỏ sót bất kỳ cuộc hẹn nào với bác sỹ của bé, vì việc kiểm tra cân nặng của con một cách thường xuyên là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bác sỹ đánh giá được mức độ phát triển của bé cũng như phát hiện bất kì biểu hiện bất thường nào liên quan đến sức khỏe của con

Trẻ sinh non rất mong manh và cần được chăm sóc trong môi trường có kiểm soát và theo dõi chặt chẽ. Điều đáng mừng là cơ hội sống sót của các bé sinh non đang ngày càng tăng cao và việc tăng cân càng làm tăng cơ hội sống khỏe mạnh của các bé. 

Mẹ ôm và âu yếm bé
Mẹ thường xuyên ôm ấp bé để con luôn được vui vẻ. Ảnh Internet 

Tăng cân ở trẻ sinh non vì vậy có thể xem là một yếu tố quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, bạn hãy cố gắng thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sỹ trong quá trình chăm sóc bé, đặc biệt trong giai đoạn đầu bé mới chào đời. Có như vậy, bé mới có thể đạt được trọng lượng cần thiết để tạo nền tảng cho những sự hỗ trợ cần thiết khác giúp con phát triển như trẻ bình thường và khỏe mạnh.

Theo FirstCry Parenting & Medlineplus

Lily Nguyễn tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI