Cân nặng của trẻ sơ sinh thế nào mới chuẩn?

Bất cứ người thân nào khi hay tin bạn được “mẹ tròn con vuông” cũng luôn đặt câu hỏi “Bé nặng bao nhiêu ký?”. Có lẽ ngay cả bố mẹ bé cũng không đặt mình ngoài mối quan tâm này.

banner ads

Nhiều bố mẹ vẫn hiểu rằng khái niệm cân nặng đúng chuẩn là một thước đo chính xác cho tình trạng sức khỏe của con yêu. Vì hiểu như vậy, nên chỉ cần thấy bé “xê xích” cân nặng đôi chút cũng khiến bố mẹ cuống cả lên vì lo sợ con suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, béo phì. Vậy cần phải hiểu cân nặng đúng chuẩn như thế nào cho đúng?

Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh

Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh theo số liệu mới nhất của WHO như sau:

Những yếu tố góp phần quyết định đến cân nặng của trẻ sơ sinh

Mỗi một đứa trẻ khi chào đời với số cân nặng, nhẹ khác nhau còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

- Trọng lượng và chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thai kỳ: Mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và có chế độ ăn cân bằng, hợp lý trong thai kỳ thai nhi sẽ có cân nặng cao hơn. Ngược lại, mẹ thiếu hụt dinh dưỡng và không cân bằng chế độ ăn uống thai nhi sẽ nhẹ cân hơn.

- Tình trạng sức khỏe của mẹ trong thai kỳ: Mẹ mắc bệnh tiểu đường thai nhi thường có cân nặng cao hơn các trẻ khác.

Mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và có chế độ ăn cân bằng, hợp lý trong thai kỳ thai nhi sẽ có cân nặng cao hơn.

- Chế độ sinh hoạt của mẹ trong thai kỳ: Người mẹ có thói quen hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya trong thời gian mang thai sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.

- Di truyền: Sơ sinh nếu vợ hoặc chồng bị nhẹ cân hoặc nặng cân, con của họ về sau cũng có khả năng bị nhẹ cân hoặc nặng cân tương tự xét trên yếu tố di truyền.

- Giới tính của đứa trẻ: Bé trai bao giờ cân nặng cũng nhỉnh hơn bé gái.

- Thứ tự con trong gia đình: Con so thường nhẹ cân hơn con rạ.

- Số lượng thai: Song thai hoặc đa thai em bé thường nhẹ cân hơn so với những trẻ khác.

- Chủng tộc: Bé sơ sinh da trắng bao giờ cũng có cân nặng cao hơn so với những trẻ thuộc các chủng tộc khác.

Hiện tượng giảm cân ở trẻ sơ sinh

Trong khoảng 2 tuần đầu sau sinh, trẻ có thể sẽ bị giảm cân khoảng vài gram.

Trong khoảng 2 tuần đầu sau sinh, trẻ có thể sẽ bị giảm cân khoảng vài gram. Đây là hiện tượng giảm cân sinh lý rất bình thường ở trẻ sơ sinh mà bất cứ ai lần đầu làm bố mẹ cũng nên biết. Do sau khi chào đời khoảng 1-2 ngày, bé sẽ thải hết phân su bên trong cơ thể vốn đã được tích tụ từ 3 tháng trước thời điểm lọt lòng. Trong khi đó, dạ dày của bé lại rất nhỏ nên khó hấp thu đủ dinh dưỡng để bù lại số cân đã hao hụt. Nhưng chỉ sau 10-15 ngày, bé lại có thể bắt kịp nhịp tăng trưởng và tăng cân đều mỗi tháng cho đến khi được 8-9 tháng tuổi.

Theo dõi cân nặng của trẻ sơ sinh

Bé bú đủ sẽ ngủ ngon.

Khi vừa chào đời, bé sẽ được các bác sĩ đo chiều cao và cân nặng. Khi còn trong bệnh viện, việc kiểm tra này vẫn được tiến hành đúng quy chuẩn.

Sau khi mẹ rời bệnh viện về nhà, mỗi tuần mẹ có thể theo dõi cân nặng của bé. Trung bình, tuần đầu bé tăng từ 170g - 227g và sau 1 tháng bé có thể tăng thêm từ 0,5 – 1 kg.

Bé được cho bú sữa công thức thường tăng cân nhiều hơn so với bé bú mẹ là do lượng calo trong sữa này cao hơn sữa mẹ. Tuy nhiên, không phải đồng nghĩa là sữa công thức tốt hơn sữa mẹ.

Nếu mẹ đủ sữa nên cố gắng cho bé bú đều đặn mỗi cữ trong ngày và duy trì ít nhất cho đến khi bé 6 tháng tuổi.

Muốn biết bé bú đủ no hay không, mẹ có thể theo dõi lượng tã thay trong ngày và giấc ngủ của bé.

Thời kỳ “lớn nhanh như thổi”

Có một giai đoạn bố mẹ sẽ thấy trẻ lớn nhanh như thổi. Đó là khi bé được 7-10 ngày tuổi. Sự phát triển vượt trội này tiếp tục được lặp lại khi bé đã được 3-6 tuần tuổi. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ cảm thấy bé có nhu cầu bú mẹ nhiều hơn trong những giai đoạn này. Nếu bạn đang nuôi bé bằng sữa mẹ, có thể quan sát và nghiệm thấy điều này rất dễ dàng.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI