3 bước hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sinh non và nhẹ cân

Những đứa trẻ sinh non, nhẹ cân luôn phải đối diện với những vấn đề nghiêm trọng

banner ads

về sức khỏe. Chúng phải cần đến sự chăm sóc đặc biệt và sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại để có thể sống sót.

Trẻ sinh non cần đến sự chăm sóc đặc biệt.

Ngày nay, chúng ra có hẳn một ngày Thế giới vì trẻ sinh non. Điều này đã đặt ra một sự quan tâm đặc biệt nhằm thay đổi nhận thức và mối quan tâm của mọi người về vấn đề trẻ sinh non. Bởi lẽ, trung bình cứ 10 trẻ được sinh ra thì có một trẻ bị sinh non và có hơn một triệu trẻ sinh non tử vong hàng năm.

Nhận biết trẻ sinh non, nhẹ cân

Các chuyên gia trước đây định nghĩa trẻ sinh non là những trẻ được sinh sớm trước tuần thai thứ 37. Và nó được phân biệt với trẻ nhẹ cân tức những trẻ cân nặng lúc sinh dưới 2,5 kg.

Sau này, khi nhận thấy hai yếu tố cân nặng và tuổi thai là tiền đề cơ sở để giúp chẩn đoán khả năng sống sót của thai nhi, giới chuyên gia đã có sự phân loại rõ ràng:

Phân loại trẻ sơ sinh theo tuần thai

- Trẻ từ 34 - 37 tuần: non tháng nhẹ.

- Trẻ từ 32 - 34 tuần: non tháng vừa.

- Trẻ từ 28 - 32 tuần: rất non tháng.

- Trẻ dưới 28 tuần: cực non tháng.

Phân loại trẻ sơ sinh theo cân nặng

- Trẻ dưới 2,5kg: nhẹ cân.

- Trẻ từ 1 - 1,5kg: rất nhẹ cân.

- Trẻ dưới 1kg: cực nhẹ cân.

Chăm sóc trẻ sinh non đúng cách

Chăm sóc trẻ sinh non cần phải đòi hỏi cao về kỹ thuật cũng như sự hiểu biết chuyên môn.

Đa phần trẻ sinh non đều phải đối mặt với những mối nguy như: khó thở; xuất huyết não; mắc bệnh tim bẩm sinh; mắc bệnh lý liên quan đến võng mạc; các bệnh về dạ dày, ruột, thiếu dịch tiêu hóa; các bệnh liên quan đến hệ bài tiết bao gồm bài tiết phân, nước tiểu...

Với trẻ sinh non, khả năng nhiễm trùng càng cao hơn khi hệ miễn dịch vô cùng non yếu. Tuổi thai càng thấp thì trẻ càng không tích trữ đủ các chất quan trọng như chất béo (DHA, ARA), canxi, sắt, đường vốn chỉ có nhiều trong những tháng cuối của thai kỳ.

Chính vì lẽ đó, việc chăm sóc trẻ sinh non cần phải đòi hỏi cao về kỹ thuật cũng như sự hiểu biết chuyên môn, các điều kiện trang thiết bị và sự tận tình của người chăm sóc. Khi còn trong điều kiện chăm sóc đặc biệt, đứa trẻ cần chăm sóc hoàn toàn điều kiện vô khuẩn tuyệt đối, nhất là với trẻ dưới 1,5 kg.

Nhiệt độ phòng lúc nào cũng phải ổn định để giữ thân nhiệt bé luôn từ 36,5 – 37 độ C. Với trẻ nặng từ 2 đến 2,5kg thì phải giữ nhiệt độ phòng từ 27 - 28 độ C. Trẻ nặng 1,5 - 2kg thì giữ nhiệt độ phòng từ 30 - 32 độ C. Riêng với trẻ dưới 1,5kg thì nhiệt độ phòng phải duy trì từ 33 - 35 độ C.

Cha mẹ nên bế trẻ sinh non theo phương pháp kanguroo.

Nếu trẻ được đưa về nhà chăm sóc, nếu gia đình không có điều kiện thì cha mẹ phải áp dụng bế con theo phương pháp kanguroo, nghĩa là bế con sao cho da kề da, kê sát đầu dưới cằm người lớn và quay mặt một bên. Có thể đội mũ hoặc quấn khăn để giữ thân nhiệt cho bé nếu cần.

Cũng như mọi đứa trẻ khác, trẻ sinh non cũng cần được tắm rửa và vệ sinh hàng ngày bằng nước ấm sạch, và lau khô với khăn mềm. Lưu ý chỉ tắm phần nửa trên của thân người bé, lau khô và ủ ấm trước khi tắm sang nửa còn lại. Việc thay băng cũng được tiến hành hàng ngày, sát khuẩn bằng cồn 70 độ đến khi rốn tự rụng và khô đi.

Theo dõi sát nhịp thở, màu da, khả năng tiêu hóa (lượng sữa bú trong ngày, dịch nôn, số lần tiêu tiểu, bụng trướng hay không), thóp đầu, thân nhiệt, trọng lượng... Những điều này rất quan trọng đối với công tác chăm sóc trẻ sinh non.

Dinh dưỡng khoa học

Sữa mẹ luôn là lựa chọn ưu tiên. Riêng với trẻ sinh non, cần được cho bú gấp 3 lần so với trẻ khác. Tuy vậy, thực tế, với khả năng bú của trẻ, điều này gần như không thực hiện được. Chính vì thế, khi còn trong phòng chăm sóc đặc biệt, các bác sĩ đã phải thực hiện chiến lược dinh dưỡng kết hợp với việc bú sữa mẹ và tiếp tục duy trì cho đến khi trẻ được 3,6kg.

Sau khi trẻ về nhà, mọi hướng dẫn của các bác sĩ cần phải được tuân thủ để duy trì dinh dưỡng cho đến lúc trẻ được 9 tháng tuổi, cần thiết có thể kéo dài đến 12 tháng tuổi.

Lượng sữa dùng cho trẻ sinh non hằng ngày:

- Ngày thứ nhất sau sinh: 50 ml/ kg cân nặng của trẻ, cho uống từ 10-12 bữa/ngày.

- Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 6: Tăng mỗi ngày thêm 20 ml/ kg cân nặng của trẻ, cho uống từ 10-12 bữa/ngày.

- Từ ngày thứ bảy trở đi: 170 ml/ kg cân nặng của trẻ, cho uống 10-12 bữa/ngày.

- Từ tháng thứ 5 trở đi: Cho ăn bổ sung và bú mẹ như trẻ bình thường

Tiêm ngừa cho trẻ sinh non và nhẹ cân

Trẻ sinh non có nhu cầu đặc biệt về tiêm ngừa VGSV B ngay sau sinh và tiêm ngừa phế cầu, tiêm ngừa cúm vì có nguy cơ cao. Cùng với đó, trẻ cũng cần tiêm ngừa các thuốc khác (viêm gan siêu vi B (VGSV B), bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, phế cầu, Hemophilus influenza type B và cúm) theo tuổi sinh học với lịch tiêm ngừa giống như trẻ bình thường.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI