Tất tần tật những điều bà bầu nên biết về tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai là việc làm vô cùng cần thiết vì đó là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé an toàn trong suốt thai kỳ.

banner ads

Một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải đề cập khi bàn đến kế hoạch sinh con đó chính là tiêm phòng. Đó được coi là chìa khóa để bạn mở cánh cửa thai kỳ an toàn.

Ý nghĩa của việc tiêm phòng trước khi mang thai

43359-tiem-phong-truoc-thai-ky-2.jpg

Ngoài tác dụng kháng, vắc-xin còn giúp thai nhi và mẹ tăng cường sức đề kháng để chống chọi bệnh

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn và vi rút do hệ thống miễn dịch suy yếu. Bên cạnh những bệnh vặt chỉ gây khó chịu thông thường, còn có cả những bệnh nguy hiểm có khả năng đe dọa đến sự an toàn của thai nhi. Chính vì vậy, không có gì tốt hơn nếu trước thai kỳ, bạn đã chuẩn bị các phương pháp phòng vệ và đó chính là vắc-xin. Ngoài tác dụng kháng, vắc-xin còn giúp thai nhi và mẹ tăng cường sức đề kháng để chống chọi bệnh.

banner ads

Nên tiêm phòng gì trước khi mang thai?

- Quai bị: Nhiễm quai bị có thể dẫn viêm nhiễm buồng trứng. Không chỉ vậy, nó còn phá hủy tế bào trứng và gây vô sinh. Nghiêm trọng hơn, nhiễm quai bị trong thai kỳ ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thậm chí thai chết lưu.

- Thủy đậu: Người đã từng được tiêm phòng từ nhỏ, từng bị hoặc chưa bị vẫn có khả năng mắc phải thủy đậu khi mang thai. Tốt nhất nên tiêm trước 1 tháng trước khi muốn có thai để tránh tác dụng của thuốc.

- Cúm: Cảm rất phổ biến trong thai kỳ. Bình thường, cúm không gây hại nhưng một số cúm và các biến chứng từ cúm lại rất nguy hiểm. Nó có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, đặc biệt là khi mẹ đang mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên, nếu chưa tiêm trước khi mang thai, bạn vẫn có thể tiêm khi đã có thai vì nó an toàn cho bà bầu.

- Rubella: 90% ca nhiễm Rubella trong tam các nguyệt đầu tiên đều gây dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Ảnh hưởng của vi rút Rubella rất nặng nề và thường tác động đến não, mắt, tai, tim, tai và để lại di chứng không thể đảo ngược.

43360-tiem-phong-truoc-thai-ky-3.jpg

Khi chưa quá 26 tuổi, bạn nên cân nhắc đến chuyện tiêm phòng ung thư cổ tử cung

- Sởi: Nguy cơ dị tật thai, sẩy thai, sinh non hoặc chết lưu cũng rất cao nếu mẹ mắc bệnh sởi trong thai kỳ. Vì thế, cần thiết phải tiêm phòng sởi trước khi mang thai.

- Ung thư cổ tử cung: Khi chưa quá 26 tuổi, bạn nên cân nhắc đến chuyện tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi, thực hiện trong 6 tháng và buộc phải ngưng nếu có thai. Chính vì vậy, trước khi có kế hoạch sinh con, hãy tính toán thời gian tiêm phòng phù hợp.

- Viêm gan siêu vi B: Vi rút viêm gan siêu vi B thông qua máu và chất dịch cơ thể để truyền bệnh. Do đó, nó khá phổ biến và có thể bạn mắc phải mà không hề hay biết. Vắc-xin phòng viêm gan B gồm 3 mũi và được thực hiện trong 4 tháng. Không giống vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, nếu không đủ liều 3 mũi tiêm viêm gan siêu vi B sẽ trở lại khi bạn mang thai.

Bên cạnh những loại vắc-xin này, bạn có thể tiêm bổ sung ngừa các bệnh viêm gan A, Tdap ( vắc-xin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván)… trong thai kỳ.

Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi mang thai

43359-tiem-phong-truoc-thai-ky-2.jpg

Mặc dù nguy cơ nhiễm vi-rút từ vắc-xin còn sống rất thấp nhưng bạn cũng nên thận trọng với các loại

vắc-xin này

Thành phần vắc-xin có thể là vi rút sống hoặc vi rút chết hoặc là độc tố đã giảm động lực được lấy từ các vi khuẩn. Mặc dù nguy cơ nhiễm vi-rút từ vắc-xin còn sống rất thấp nhưng bạn cũng nên thận trọng với các loại vắc-xin này.

Nếu không may tiêm phòng MMR trong những tuần thai đầu tiên, không nên lo lắng vì các di chứng nặng về vì nguy cơ dị tật rất thấp. Có thể làm xét nghiệm ở tuần thứ 18 để xác định nguy cơ này.

Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu?

Có rất nhiều bà mẹ trên các diễn đàn đều đặt chung một câu hỏi Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu? Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ thông tin về địa điểm tiêm phòng tại nơi mình sinh sống, có thể tham khảo:

Các điểm tiêm phòng trước thai kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh:

- Bệnh viện Đại học Y Dược - 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận

- Bệnh viện Từ Dũ - 284 Cống Quỳnh. ĐT: 08. 38391229

- Viện Pasteur - 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3. ĐT: 08. 38230352

Các điểm tiêm phòng trước thai kỳ tại Hà Nội

- Trung tâm Y tế dự phòng

  • 50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263
  • 70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268

- Viện vệ sinh dịch tễ - 131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Trung tâm tiêm phòng - số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512

Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh và biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ. Tùy theo thể trạng của mỗi người để chọn loại vắc-xin phù hợp nhé!

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI