1. Tác hại của việc trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ nhỏ là độ tuổi rất dễ xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng vì sự thiếu hụt năng lượng và các dưỡng chất cần thiết. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển tầm vóc cũng như trí não của bé. Suy dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chậm lớn, nhẹ cân, thấp còi và nguy cơ mắc phải một số các bệnh lý khác.
Khi bố mẹ không kịp thời giải quyết vấn đề này, về lâu dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho các cơ quan trong cơ thể mà bị tác động chủ yếu là hệ xương. Xương kém phát triển, bị yếu ớt ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tầm vóc ưu của trẻ, bên cạnh đó hệ lụy tất yếu là căn bệnh còi xương, ở một số trường hợp nặng, trẻ có thể bị tử vong.
Suy dinh dưỡng ngoài việc làm trẻ chậm lớn về thể chất còn kèm theo nhiều tác động đến trí não của trẻ, trẻ kém thông minh, tỏ ra chậm chạp, có vẻ khờ hơn so với những đứa trẻ cùng trẻ cùng trang lứa khác.
Hơn nữa, suy dinh dưỡng sẽ làm tăng các nguy cơ mắc một số bệnh lý, là điều kiện để các vi khuẩn, virus xâm nhập dễ dàng và ở lâu dài trong cơ thể trẻ, tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.
Trả lời được câu hỏi lớn " tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng " chính là cha mẹ đang tìm ra được nguyên nhân, cũng như cách phòng tránh "căn bệnh" nguy hiểm này ở trẻ.
2. Nguyên nhân làm trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng phổ biến ở các trẻ. Nguyên nhân cho vấn đề này được xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là vì bố mẹ vẫn chưa có nhiều kiến thức nuôi dạy con, nên dẫn đến cách chăm sóc bé yêu chưa đúng. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể đã được bố mẹ bỏ qua, bố mẹ nên tham khảo để xác định đúng nguyên nhân, vì sao trẻ nhà mình bị mắc phải tình trạng này nhé:
- Chế độ ăn uống hằng ngày
Chiều cao của trẻ có thể bị ảnh hưởng từ di truyền, nhưng dinh dưỡng mới chính là yếu tố quyết định đến sự tăng trưởng tối ưu của trẻ. Không cho trẻ ăn đúng cách hoặc thực đơn nghèo nàn dinh dưỡng, chính là nguyên nhân đã làm trẻ bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết.
Sữa mẹ chính là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ thế nhưng các mẹ lại cho trẻ cai sữa quá sớm, thay vào đó là việc bổ sung bằng các loại sữa khác.
Mẹ cho trẻ ăn dặm chưa đúng cách, cho trẻ ăn quá sớm hoặc chế biến thức ăn chưa phù hợp với độ tuổi của bé, dẫn đến chứng biếng ăn do thích nghi thức ăn kém
Mẹ bắt trẻ ăn quá nhiều hoặc ít hơn so với nhu cầu năng lượng của con.
- Ảnh hưởng từ người mẹ suy dinh dưỡng
Sức khỏe của người mẹ cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của thai nhi. Do đó, nếu người mẹ không được bổ sung đủ dưỡng chất trong giai đoạn thai kỳ hoặc mẹ bị mắc các bệnh lý, sẽ rất khó đảm bảo việc trẻ sinh ra được phát triển khỏe mạnh bình thường.
- Trẻ bị mắc một số bệnh lý
Một số bệnh lý liên quan đến hô hấp và hệ tiêu hóa của trẻ như tiêu chảy, rối loạn đường ruột, ăn không tiêu, tiêu chảy,...là những nguyên nhân làm trẻ khó chịu dẫn đến biếng ăn và khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng bị kém đi. Điều này làm cơ thể không được bổ sung đủ dinh dưỡng.
Ngoài ra, việc mẹ cho trẻ sử dụng các thuốc kích ăn đã vô tình tạo điều kiện để các kháng sinh tiêu diệt đi vi khuẩn có lợi cho đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa, trẻ cũng sẽ bị khó ăn hơn và dinh dưỡng cũng không được cơ thể hấp thụ tối đa.
- Trẻ bị tiêu hao năng lượng quá nhiều
Những năm đầu đời, trẻ thương có những sự tò mò, muốn khám phá mọi điều nên rất thích tham gia vào các hoạt động vui chơi ngoài trời,...điều này làm trẻ tiêu hao khá nhiều năng lượng. Khi đó, nếu phần năng lượng cung cấp không đủ cho các hoạt động, sẽ dẫn đến tình trạng bị thiếu hụt dinh dưỡng.
Xem thêm Tài liệu suy dinh dưỡng trẻ em hữu ích trong việc phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ như thế nào.3. Phòng tránh trẻ suy dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống
Khi xác định được nguyên nhân tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ sẽ dễ dàng hơn để giúp con yêu của mình được phát triển khỏe mạnh, như bao đứa trẻ đồng trang lứa khác. Không khó để trẻ tránh được căn bệnh nguy hiểm này nếu như mẹ lưu ý hơn về cách chăm sóc, nuôi dạy con.
- Muốn trẻ được phát triển bình thường và khỏe mạnh suốt đời, ngoài việc chú ý đến việc ăn uống của con trẻ mẹ cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình trong giai đoạn thai kỳ.
- Mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về những nguồn thực phẩm mình cần bổ sung và nên hạn chế để giúp thai kỳ luôn được khỏe mạnh.
- Trẻ sau sinh cần được bú sữa mẹ đầy đủ trong suốt 12 tháng, tối thiểu là 6 tháng, mẹ không nên cho trẻ cai sữa quá sớm hoặc ngưng bú và thay bằng các nguồn sữa khác, nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi.
- Tăng khẩu phần ăn cho con: trẻ cần đảm bảo đủ 4 bữa trong giai đọan từ 1 đến 2 tuổi và khi trẻ từ 3 đến 5 tuổi ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ cần tăng cường thêm 3 bữa phụ.
- Nên chế biến thức ăn dạng đặc để trẻ có thể hấp thụ nhiều dinh dưỡng hơn, trong trường hợp trẻ đang bị nhiễm bệnh, mẹ nên cho trẻ ăn các món dạng lỏng để trẻ dễ tiêu hóa.
- Mẹ nên nhờ sự tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn hợp lý cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhà.
- Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên chú ý bổ sung một số nguồn thực phẩm giàu năng lượng sau đây: gạo, khoai tây, các loại thịt, hải sản và đặc biệt là sữa.
Song song với việc chú ý đến chế độ ăn uống, mẹ nên thường xuyên theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ, để sớm có biện pháp can thiệp kịp thời, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu chậm lớn do suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, trẻ cần được giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ để phòng tránh nhiễm bệnh, điều này sẽ đem lại hiệu quả trong việc giúp trẻ hạn chế nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Những năm tháng đầu đời trẻ cần được quan tâm và chăm sóc kỹ hơn về chế độ ăn uống, do đó việc nâng cao kiến thức về dinh dưỡng cho bé là một trong những điều mẹ cần đặc biệt lưu ý. Sau khi đã giải đáp được nỗi băn khoăntại sao trẻ bị suy dinh dưỡng, Yeutre chúc các mẹ sẽ thật thành công trong quá trình nuôi dạy con nhé!
Thủy Nguyễn tổng hợp