Suy dinh dưỡng chiều cao ở trẻ nhỏ và những thông tin mẹ cần biết

Suy dinh dưỡng chiều cao là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ em Việt Nam, hầu hết những bé dưới 5 tuổi đều có nguy cơ bị thấp còi. Suy dinh dưỡng chiều cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ, thậm chí là đời sống tinh thần của cả bé và gia đình. Vì vậy, ba mẹ cần có hiểu biết đủ, để đề phòng và cải thiện chiều cao cho trẻ.

banner ads

1. Khái niệm và biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng chiều cao ở trẻ em

bé thấp hơn bạn cùng trang lứa
Bé thấp hơn bạn bè cùng trang lứa do suy dinh dưỡng chiều cao - Ảnh Internet

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ, nhất là sự hình thành chiều cao của bé. Vì vậy, khi trẻ không nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin D và canxi để phát triển hệ thống xương. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng bé thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa, gầy yếu và không đáp ứng được yêu cầu về chiều cao so với độ tuổi.

Khi mắc bệnh suy dinh dưỡng chiều cao, bé thường có biểu hiện thấp còi hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Bên cạnh đó, trẻ thường còi cọc và có thể trạng rất ốm yếu. Trung bình, chiều cao của những bé khỏe mạnh khi sinh ra nằm ở mức 50cm, sau đó, mỗi bé sẽ tăng thêm 3cm trong 3 tháng đầu và 2cm trong những tháng tiếp theo. Nếu chiều cao trẻ chỉ đạt dưới 90% so với tiêu chuẩn, thì rất có thể bé yêu đang mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi. Mẹ cũng có thể tham khảo thêm bảng tiêu chuẩn chiều cao đối với trẻ nhỏ được đưa ra như sau:

Độ tuổi Chiều cao 1 tuổi Chiều cao bé gấp rưỡi lúc mới sinh, khoảng 75cm 2 tuổi Khoảng 85cm 4 tuổi Khoảng 100cm 4 đến 10 tuổi Tăng đều mỗi năm khoảng 5 đến 6cm 10 đến 18 tuổi Trẻ bắt đầu dậy thì, tăng nhanh chiều cao đến khoảng 8 đến 12 cm/năm

Bệnh suy dinh dưỡng thường xảy ra đối với những bé dưới 5 tuổi. Trong khi đó, giai đoạn 3 tuổi chính là khi bé phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất. Vì vậy, ba mẹ cần quan tâm và theo dõi thể trạng của con thường xuyên hơn để giúp con phát triển hoàn thiện.

2. Nguyên nhân và hậu quả bệnh suy dinh dưỡng chiều cao đối với trẻ

2.1. Nguyên nhân bé mắc bệnh suy dinh dưỡng chiều cao

suy dinh dưỡng bào thai
Trẻ sinh non có dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng chiều cao - Ảnh Internet

Bé mắc bệnh suy dinh dưỡng chiều cao có thể một phần dựa vào yếu tố di truyền. Tuy nhiên, phần lớn là do chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt, vận động chưa phù hợp. Trẻ nhỏ rất cần năng lượng và các dưỡng chất, đặc biệt là canxi và vitamin D để phát triển xương một cách tốt nhất. Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết là nguyên nhân chính hạn chế hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, từ đó, kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ.

Việc bé không có những thói quen sinh hoạt cũng như vận động thể thao hợp lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển chiều cao. Nguồn năng lượng trong người không được sử dụng và chuyển hóa hiệu quả sẽ dẫn đến tình trạng trẻ béo phì, hệ thống xương không phát triển, giảm hấp thu dưỡng chất, ù lì và kém nhanh nhẹn.

Ngoài ra, những bé sinh non hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai cũng là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh suy dinh dưỡng chiều cao. Vì vậy, mẹ cần đặc biệt chăm sóc và nuôi dưỡng con một cách hợp lý, khoa học để trẻ có thể phát triển chiều cao tốt nhất.

2.2. Hậu quả của suy dinh dưỡng chiều cao đối với trẻ nhỏ

bé gái cần giúp đỡ học tập
Suy dinh dưỡng chiều cao ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ - Ảnh Internet

Suy dinh dưỡng chiều cao ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển hệ thống xương của trẻ. Bệnh là nguyên nhân chính hạn chế chiều cao của bé khi đã trưởng thành, tác động xấu đến yếu tố ngoại hình, cũng như sức khỏe của trẻ. Từ đó, ảnh hưởng đến cơ hội học tập và làm việc của bé sau này. 

Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu bệnh xảy ra lúc các cơ quan trong cơ thể bé chưa trưởng thành. Nếu bé mắc suy dinh dưỡng chiều cao trước 6 tuổi, con sẽ có nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, giảm trí thông minh và trí nhớ.

Suy dinh dưỡng chiều cao cũng là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch ở trẻ. Bé thiếu dưỡng chất sẽ không thể sản sinh các kháng thể, từ đó, tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, nhất là các bệnh về nhiễm trùng hô hấp như cảm cúm, tiêu chảy, kiết lỵ.

3. Giải pháp cải thiện chiều cao cho bé

sữa phô mai
Bổ sung thêm sữa, phô mai, bơ...cho bé phát triển chiều cao tốt hơn - Ảnh Internet

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để giúp bé phát triển chiều cao tối ưu nhất. Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để không ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Chế độ ăn của mẹ bầu cần đảm bảo đủ protein, năng lượng, vitamin và khoáng chất. Thức ăn cho mẹ bầu cần đa dạng và có đủ 4 nhóm thực phẩm. Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung thêm sắt, acid folic để phòng chống thiếu máu và dị tật ống thần kinh thai nhi. Mẹ cần khám thai định kỳ và thẽo dõi tăng cân từng quý để bổ sung dinh dưỡng kịp thời.

Khi trẻ sinh ra,mẹ nên cho bé bú bằng sữa của mình hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ thiếu hoặc mất sữa thì phải bổ sung sữa bột công thức theo tháng tuổi. Khi trẻ đã lớn, mẹ cũng nên cho con duy trì uống sữa hàng ngày, vì sữa là nguồn cung cấp canxi chính trong bữa ăn của trẻ và dễ hấp thu, nhất là khi trẻ còn nhỏ không ăn được nhiều tôm, cua, cá.

Mẹ cần bổ sung cho bé vitamin D và canxi một cách hiệu quả để con phát triển xương chắc khỏe. Không chỉ bổ sung cho bé các thực phẩm quen thuộc như cơm, thịt, cá, rau, mà còn sử dụng thêm các thực phẩm giàu canxi như trứng, bơ, sữa...Mẹ cũng có thể cho con ăn thêm sữa chua sau bữa ăn để kích thích tiêu hóa, giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng tốt nhất. Mẹ cũng nên quan tâm bổ sung các vi chất dinh dưỡng cho trẻ như kẽm, vitamin, selen,...theo hướng dẫn của bác sỹ.

cháo hải sản
Có thể chế biến một số món ăn từ thịt, cá, hải sản,...phù hợp cho bé - Ảnh Internet

Khi trẻ đã lớn hơn, yếu tố vận động và các thói quen của trẻ cũng là một trong những tác động chính đến quá trình phát triển chiều cao. Bé được vui chơi và tham gia các môn thể thao như bóng chuyền, bơi, bóng rổ,...hoặc tăng cường các bài tập tăng chiều cao để tạo ra tác động tích cực đến sự phát triển xương, thúc đẩy phát triển tầm vóc tốt hơn.

Suy dinh dưỡng chiều cao là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng chiều cao lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, trí tuệ, ngoại hình,cũng như khả năng học tập của trẻ sau này. Vì vậy, mẹ cần theo dõi sức khỏe bé thường xuyên để có những phương pháp phù hợp giúp bé phát thể chất cũng như tinh thần tốt nhất.

Thương Biện tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI