1. Dấu hiệu và nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi
1.1. Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi
Thứ nhất, hầu hết các bé bị suy dinh dưỡng đểu có dấu hiệu rõ ràng là chậm lớn. Trẻ chậm lớn với các biểu hiện là nhiều tháng liền không tăng cân, chiều cao không phát triển. Những năm đầu đời là giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của bé, do đó đây là nền tảng cho sự phát triển toàn diện về sau của trẻ. Những trẻ nhẹ cân, thấp còi ngay từ nhỏ thì về sau rất khó để khắc phục tình trạng này.
Thứ hai, các trẻ suy dinh dưỡng trong độ tuổi dưới 5 thường rất dễ bị mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn do sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm tạo điều kiện để các vi khuẩn, virus có hại xâm nhập và tồn tại lâu dài trong cơ thể, đặc biệt là các căn bệnh liên quan đến tiêu hóa và hô hấp.
Mẹ nên theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ và so sánh với bảng tốc độ tăng trưởng của bé để sớm nhận biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không và có giải pháp điều trị kịp thời.
1.2. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi do đâu?
Suy dinh dưỡng ở trẻ 5 tuổi có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân dưới đây:
Trực tiếp : Dinh dưỡng gần như đóng vai trò quyết định đến sự phát triển tầm vóc và cân nặng của trể, hầu hết các bé suy dinh dưỡng ở độ tuổi dưới 5 là do chế độ ăn uống không hợp lý và thiếu khoa học.
Chẳng hạn như, đứa trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, khẩu phần ăn không được cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng, giờ giấc ăn không khoa học, mẹ chế biến món ăn không đúng theo lứa tuổi của bé, không tập cho trẻ thích nghi trước khi bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, hoặc ăn bổ sung,...là những nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Gián tiếp : Chế độ ăn uống của người mẹ không đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn thai kỳ, có thể khiến đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị suy dinh dưỡng rất cao. Ngoài ra, bào thai bị suy dinh dưỡng còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khác, như trẻ sinh non hoặc dị tật sau sinh, đặc biệt là trí não kém phát triển.
Bên cạnh đó, các ông bố bà mẹ không chăm sóc sức khỏe trẻ không đúng cách: không tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, tẩy giun,...Ngoài ra, đứa trẻ 2 - 4 tuổi đã đủ nhận thức rõ về những cảm xúc, thái độ của bố mẹ, chính vì vậy, những đứa trẻ không được chăm sóc tốt về mặt tâm sinh lý cũng dễ bị suy dinh dưỡng.
Cũng xuất phát từ việc chăm sóc sức khỏe không tốt, bé dễ bị nhiễm bệnh cũng là tác nhân khiến trẻ biếng ăn, gặp phải những vấn đề về tiêu hóa gây nên tình trạng suy dinh dưỡng.
2. Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, theo đúng lứa tuổi và chăm sóc trẻ đúng cách là 2 biện pháp quan trọng hàng đầu trong việc phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ trong độ tuổi dưới 5
2.1. Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi bằng chế độ dinh dưỡng
- Trẻ 0 - 6 tháng tuổi
Mẹ nên cho trẻ được bú sữa mẹ ngay sau khi sinh, chậm nhất là 1 giờ để nhận được kháng thể từ mẹ. Bé cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú liên tục cho đến tháng thứ 12, cho trẻ bú mẹ đúng cách, không ngưng sữa mẹ quá sớm.
- Trẻ 6 - 12 tháng tuổi
Trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, tuy nhiên trước đó mẹ cần cho trẻ tập thích nghi với hương vị của các món ăn dặm. Sữa bột ăn dặm nên chọn sữa giàu thành phần dinh dưỡng có chứa các vi chất cần thiết như canxi, vitamin D3 và Mk7.
- Trẻ 1 - dưới 2 tuổi
Bước sang giai đoạn 1 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu làm với nhiều món ăn mới, để tránh việc bé bị lạ lẫm, mẹ cũng nên cho trẻ tập thích nghi trong giai đoạn ăn dặm.
Trẻ trong độ tuổi này đã có thể ăn được cháo đặc, cơm nhuyễn, cơm nát. Để đảm bảo bé được hấp thụ tối đa dinh dưỡng, các bà mẹ nên xay băm nhỏ thức ăn thay vì xay nhuyễn, chế biến thức ăn ở độ vừa phải, không được quá lỏng hay quá đặc.
Ở gia đoạn này, khẩu phần ăn của trẻ cũng bắt đầu có sự phức tạp hơn, mẹ cần đảm bảo cho trẻ được cung câp đủ 4 nhóm dưỡng chất: chất béo, chất bột, chất đạm và chất xơ, cùng các vi chất cần thiết như canxi, Mk7, sắt, selen.
Ngoài 3 bữa ăn chính (sáng, trưa, chiều), mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ thêm 2 bữa phụ.
- Trẻ 2 - dưới 5 tuổi
Đây được xem là giai đoạn phát triển vàng của bé, vì vậy mà sức khỏe, tầm vóc và cân nặng của trẻ trong khoảng thời gian này quyết định rất lớn đến khả năng phát triển của trẻ về sau. Tương tự độ tuổi 1 - 2 tuổi, chế độ ăn uổng của trẻ 2 - dưới 5 tuổi cũng cần được đặc biệt chú ý.
Mẹ nên tăng cường bữa ăn cho trẻ, bên cạnh 3 bữa ăn chính, mẹ nên cho trẻ ăn thêm khoảng 3 bữa phụ. Trong các bữa phụ, mẹ nên chú ý bổ sung các loại sữa, trái cây hoặc các món ăn như phở, cháo, súp.
Khẩu phần ăn của trẻ 2 - dưới 5 tuổi cần đảm bảo đủ các nhóm chất như: chất bột, đạm, chất béo, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất.
Cung cấp chất đạm cho trẻ bằng các nguồn thực phẩm như trứng, thịt, sữa; chất bột có nhiều trong gạo và các loại đậu. Đặc biệt mẹ nên chú ý bổ sung dầu mỡ vì đây là nguồn thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Rau xanh là nguồn thực phẩm rất giàu chất xơ và các vi chất dinh dưỡng, tăng cường thêm các vitamin và khoáng chất bằng các loại trái cây chín.
2.2. Chăm sóc bé đúng cách giúp phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học theo đúng lứa tuổi thì việc chăm sóc trẻ đúng cách chính là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả trong việc phòng chống suy dinh dưỡng cho bé dưới 5 tuổi. Cụ thể, mẹ cần đảm bảo những yếu tố sau đây:
- Cho trẻ tiêm phòng đúng lịch và đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần
- Chọn các nguồn các nguồn thực phẩm sạch, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến
- Giữ vệ sinh thân thể trẻ luôn sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng, hạn chễ cho bé tiếp xúc bụi bẩn, chất độc hại.
- Tạo không gian môi trường sống thoáng mát, thoải mái cho bé
- Xây dựng môi trường sống, học tập lành mạnh, vui tươi
- Cho trẻ vận động thể lực với những bài tập nhẹ, phù hợp
Để cải thiện tình trạng thấp còi, nhẹ cân ở trẻ, việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, và chăm sóc bé yêu đúng cách là việc làm cần thiết hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chủ động nâng cao kiến thức nuôi dạy con, để biết cách giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
Thủy Nguyễn tổng hợp