Sữa ong chúa có tác dụng gì cho sức khỏe của chúng ta?

Sữa ong chúa có tác dụng gì chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người. Gần 10 năm trở lại đây, mật ong được sử dụng rộng rãi, và sữa ong chúa cũng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, sữa ong chúa được xem là sản phẩm cao cấp hơn mật ong. Công dụng và cách dùng cũng còn khiến không ít người thắc mắc hoặc chưa biết đến cụ thể rõ ràng. 

banner ads
Sữa ong chúa có tác dụng gì cho sức khỏe
Sữa ong chúa có tác dụng gì cho sức khỏe không hẳn mọi người chúng ta đều biết. Ảnh Internet 

1. Về sữa ong chúa

Sữa ong chúa là một chất như sữa có màu kem và sánh. Chất này do ong mật hay ong thợ còn non tiết ra để nuôi ong chúa và ong mới nở từ trứng.

Sữa ong chúa chứa khoảng 60-70% nước, 12-15% protein, 10-16% đường, 3-6% chất béo và 2-3% vitamin, muối và axit amin. Các thành phần này của sữa ong sẽ thay đổi tùy thuộc vào địa lý, khí hậu. 

Thành phần sữa ong chúa
Thành phần của sữa ong chúa có thể thay đổi tùy thuộc vào địa lý và khí hậu. Ảnh Internet 

2. Sữa ong chúa có tác dụng gì?

Nếu bạn đã biết công dụng của mật ong đối với sức khỏe của chúng ta tuyệt vời thế nào, hẳn sẽ cảm thấy bị thuyết phục sử dụng sữa ong chúa ngay, khi biết công dụng còn nhiều hơn thế.

Vậy, sữa ong chúa có tác dụng gì? Chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sản phẩm này của ong có cực kỳ nhiều tác dụng được bàn đến. Các tác dụng mà sữa ong chúa có thể mang lại được đề cập như:

  • Trị bệnh hen suyễn
  • Trị bệnh gan
  • Trị viên tụy
  • Trị tiểu đường type 2
  • Trị loét chân do tiểu đường
  • Chữa chứng khó ngủ hay mất ngủ
  • Chữa tình trạng mệt mỏi
  • Trị các triệu chứng mãn kinh
  • Chữa rối loạn về da
  • Trị cholesterol cao
  • Bồi bổ sức khỏe
  • Chống lại các tác động của lão hóa
  • Tăng cường hệ miễn dịch
  • Giảm cân

Trong số các tác dụng rất phong phú như trên, có một số công dụng trị bệnh được chú ý nhiều hơn. Chúng ta có thể xem xét chi tiết hơn ngay sau đây. 

Sữa ong chúa có nhiều công dụng
Sữa ong chúa có khá nhiều công dụng đối với sức khỏe. Ảnh Internet 

3. 5 tác dụng của sữa ong chúa liên quan đến điều trị bệnh được chú ý nhất hiện nay

3.1. Tác dụng chống oxy hóa và chống viêm

Nhiều nghiên cứu cho thấy, các axit amin như axit béo và các hợp chất phenolic có trong sữa ong chúa có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra, các hóa chất gây viêm giảm khi được điều trị bằng sữa ong chúa. Dù chưa có nghiên cứu toàn diện, nhưng những dấu hiệu tích cực và có lợi ích này rất được coi trọng.

3.2. Chữa lành vết thương và phục hồi da

Sữa ong chúa được biết đến là có tác dụng kháng khuẩn cao. Sản phẩm này có thể giữ cho vết thương sạch và không bị nhiễm trùng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra, sữa ong chúa có thể tăng cường sản xuất protein liên quan đến sửa chữa mô. Và, điều này vẫn đang được nghiên cứu thêm. 

Vết thương
Sữa ong chúa có tác dụng chữa lành vết thương. Ảnh Internet 

3.3. Trị các triệu chứng tiền mãn kinh

Một nghiên cứu vào năm 2011 tiến hành trên 120 phụ nữ. Họ dùng viên nang trong đó có chứa sữa ong chúa. Thời gian dùng là 4 tuần. Kết quả ghi nhận, những người đã dùng viên nang đều giảm triệu chứng tiền mãn kinh.

Một nghiên cứu gần đây nhất thì cho thấy, uống 150miligam sữa ong chúa mỗi ngày trong 3 tháng, có thể giúp cải thiện mức cholesterol ở phụ phũ nữ mãn kinh khiến họ khỏe mạnh hơn.

3.4. Tác dụng đối với hội chứng tiền kinh nguyệt

Trong một nghiên cứu vào năm 2014 tiến hành trên 110 người. Họ dùng viên nang sữa ong chúa mỗi ngày một lần, kéo dài trong 2 chù kỳ kinh nguyệt liên tiếp. Kết quả cho thấy, hội chứng tiền kinh nguyệt của những người này ít nghiệm trọng hơn trong 2 tháng họ sử dụng viên nang. 

Hội chứng tiền kinh nguyệt
Sữa ong chúa có thể giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt. Ảnh Internet 

3.5. Có lợi cho người mắc tiểu đường type 2

Trong một nghiên cứu trên 50 người là những nữ bệnh nhân mắc tiểu đường type 2, họ dùng một 1g sữa ong chúa mỗi ngày và kéo dài trong 8 tuần. Kết quả chỉ ra, sữa ong chúa có thể giảm đường huyết. Nồng độ glucose trong máu thấp hơn.

4. Sử dụng sữa ong chúa như thế nào

4.1. An toàn và rủi ro

Sữa ong chúa được xem là sản phẩm an toàn cho đa phần người sử dụng. Vì đây là sản phẩm tự nhiên, giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, sữa ong chúa cũng có thể mang lại một số rủi ro nhất định cho một số người. Chẳng hạn người có tiền sử dị ứng nhất là dị ứng sản phẩm nào đó của ong thì cũng có khả năng cao dị ứng với sữa ong.

Tác dụng phụ xuất hiện khi dùng sữa ong hoàn toàn có thể xảy ra. Các tác dụng phụ này có thể là sốc phản vệ, khó thở, viêm da, tiêu chảy, nổi mẩn, chóng mặt buồn nôn, nôn, hoặc bị ngứa quá mức. 

Sử dụng dữa ong
Dùng sữa ong an toàn nhưng cũng vẫn không ngoại trừ khả năng có tác dụng phụ. Ảnh Internet 

4.2. Dùng sữa ong như thế nào

Dù đến nay vẫn chưa có hướng dẫn chính thức về liều lượng sử dụng sữa ong, nhưng chúng ta cần cẩn trọng để an toàn cho sức khỏe.

Bạn được khuyên nên dùng một lượng thật nhỏ khi bắt đầu. Điều này sẽ giúp ta heo dõi có dị ứng, phản ứng gì hay không. Nếu dùng thử không gây tác dụng phụ nào, có nghĩa là bạn sử dụng được và lượng sữa ong dùng mỗi ngày nếu uống, liều lượng có thể dùng 1/3 - 2/3 thìa cà phê. Trung bình, liều lượng phù hợp nhất được cho là 1/2 thìa cà phê. Cách uống có thể uống khô chỉ gồm sữa ong. Nhưng, bạn cũng có thể pha cùng nước ấm, thêm một chút mật ong để dễ uống hơn.

Trong trường hợp bạn gặp bất cứ phản ứng nào sau khi dùng thử, kể cả nổi mẩn nhẹ thì cũng nên ngưng sử dụng. Vì đây là dấu hiệu cho thấy, khả năng bạn dị ứng với sữa ong. 

Nổi mẩn
Nếu bạn bị nổi mẩn khi dùng sữa ong chúa, hãy ngưng ngay vì đây là dấu hiệu bạn bị dị ứng. Ảnh Internet 

Đến đây, hẳn bạn đã thấy khá rõ sữa ong chúa có tác dụng gì. Điều này cũng lý giải không ít, tại sao ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc sử dụng sữa ong hơn. Tuy nhiên, sữa ong cũng có mặt trái của nó. Để dùng an toàn, bạn hãy lưu ý bạn có bị dị ứng hay không và dùng liều lượng phù hợp, không lạm dụng để đảm bảo nhất cho sức khỏe của mình.

Nguồn tham khảo: WebMD, Healthline & Medical News Today

Cát Lâm tổng hợp

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI