Dưới đây là dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh sót nhau thai sau sinh chị em phụ nữ nên biết.
Dấu hiệu nhận biết sót nhau thai sau sinh
Nhau thai là phần gắn liền với tử cung, nó được ví như một “vệ sĩ” của bào thai, cung cấp dinh dưỡng, oxy cho thai nhi phát triển bình thường. Hơn nữa nhau thai còn giúp sản sinh ra hormone để thai nhi phát triển khỏe mạnh mỗi ngày trong bụng mẹ.
Nhau thai bảo vệ em bé trong bụng mẹ
Trong quá trình chuyển dạ, tử cung sẽ xuất hiện những cơn co thắt để đẩy em bé ra ngoài. Đồng thời lúc này nhau thai cũng được đẩy ra ngoài theo. Tuy nhiên có nhiều trường hợp nhau thai không được đẩy hết ra ngoài được gọi là hiện tượng sót nhau thai sau sinh.
Sau sinh nếu sản phụ ra nhiều máu thường dễ bị nhầm lẫn với sản dịch sau sinh. Tuy nhiên nếu máu ra nhiều có màu đen, mùi hôi khó chịu, kèm theo là những cơn đau âm ỉ kéo dài ở vùng bụng dưới, sản phụ có thể bị sốt nhẹ là dấu hiệu của sót nhau sau sinh. Khi có những triệu chứng này, sản phụ cần thông báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp sớm.
Sót nhau thai thường gặp ở những phụ nữ đã từng nạo phá thai trên một lần, người bị viêm nhiễm trong thai kỳ, bị nhau thai cài răng lược hoặc do sinh mổ trước đó để lại sẹo. Và một phần là do bác sĩ thiếu cẩn trọng trong quá trình đỡ đẻ nên khiến mẹ bị sót nhau thai.
Sót nhau thai dễ bị vô sinh và nguy hiểm đến tính mạng
- Sót nhau thai nếu không phát hiện và can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và quá trình phục hồi sau sinh của người mẹ. Ngoài ra, những sản phụ sót nhau thai dễ gặp biến chứng nguy hiểm như:
Bị sót nhau thai có thể gây vô sinh
- Sót nhau thai có thể dẫn đến hiện tượng tắc vòi trứng khiến cho sản phụ không có năng thụ thai tự nhiên trong lần mang thai tiếp theo mà phải nhờ sự hỗ trợ của y học bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
- Nếu sản phụ bị băng huyết nhiều có thể phải cắt bỏ tử cung vì thế sẽ mất đi khả năng làm mẹ sau đó.
- Ngoài ra khi bị sót nhau thai, sản phụ cũng phải đối diện với một số nguy hiểm khác như: viêm nhiễm niêm mạc tử cung, tắc ống dẫn trứng, viêm cơ tử cung, xuất huyết và nhiễm trùng nặng. Nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Cách điều trị và phòng tránh hiện tượng sót nhau thai
Khi có những triệu chứng bất thường nêu trên, sản phụ cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và can thiệp sớm. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau mà các bác sĩ sẽ có những cách can thiệp như gây tê ngoài màng cứng để lấy nhau thai còn sót lại ra ngoài.
Sinh thường khi thai nhi đủ tuần tuổi sẽ tránh được hiện tượng sót nhau thai
Để phòng tránh việc sót nhau thai sau sinh, mẹ nên chọn phương pháp sinh thường khi thai nhi đủ tuần tuổi sẽ tốt hơn. Hạn chế sinh mổ để chọn ngày sinh tốt cho bé khi thai nhi chưa đủ tuần tuổi.
Ngoài ra, chị em phụ nữ nên hạn chế việc hút, nạo phá thai. Bên cạnh đó nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ để tránh viêm nhiễm tử cung trong thời gian mang thai.
Yeutre.vn