Sắp đặt phòng ngủ khoa học giúp trẻ sơ sinh ngon giấc

Giấc ngủ của trẻ nhỏ rất quan trọng đối với sự phát triển vượt trội của trí não. Hiểu rõ điều này, không ít bố mẹ sẵn sàng tạo mọi điều kiện cho con có được một không gian ngủ lý tưởng nhất có thể. Vậy như thế nào mới thực sự là không gian ngủ tốt nhất cho trẻ?

banner ads

Một cuộc điều tra xã hội về cách thức bố mẹ sắp đặt phòng ngủ cho trẻ đã chứng minh rằng các ông bố, bà mẹ chưa có được sự quan tâm đúng mức cho việc bố trí không gian phòng ngủ của trẻ.

Không ít các ông bố, bà mẹ sắp đặt phòng ngủ cho con theo cảm tính. Chỉ cần nghĩ trẻ con thích đồ chơi thì bày thật nhiều đồ chơi trong phòng. Nghĩ con thích màu sắc thì trang trí đầy sắc xanh, đỏ, tím, vàng trong phòng. Nghĩ con sợ bóng tối là đặt đủ đèn sáng cho con… Thực chất, những sắp đặt này là điều không cần thiết cho trẻ và có phần phản khoa học?

Để có được những hình dung rõ ràng hơn cho không gian phòng ngủ của con, bố mẹ hãy chú ý những điểm sau nhé:

Sơn tường và giấy dán tường

Có thể chọn gam màu trung tính để trang trí phòng ngủ cho trẻ sơ sinh.

- Bạn rất háo hức để con được nhìn thấy màu sơn mới trong căn phòng bé nhỏ của nó ngay khi về nhà từ bệnh viện. Nếu thế, hãy nhớ sơn sửa trừ trước đó nửa tháng để bé không hít phải mùi sơn mới rất độc hại nhé!

- Bạn có thể chọn gam màu trung tính như xám, kem, xanh lá hoặc vàng nhạt để trang trí phòng mà không phải phân vân xem nó hợp với bé trai hay bé gái.

- Hầu hết các loại sơn đều độc hại vì có pha chì. Do vậy, để căn phòng không trở thành nơi đầu độc con, bạn nên chọn mua loại sơn nhẹ mùi và nhờ người giúp bạn thực hiện công việc sơn phết này.

- Ngoài sơn ra, bạn cũng có một chọn lựa khác đó chính là giấy dán tường. Ưu điểm của lựa chọn này là ít độc hại và rất nhiều mẫu mã, hoa văn ngộ nghĩnh thích hợp cho bé yêu.

Vật dụng cần thiết trong phòng ngủ

Trong phòng ngủ của trẻ nên hạn chế tối đa đồ đạc không cần thiết. Những vật dụng nên có bao gồm: một chiếc cũi với chiều cao phù hợp với bạn để tiện bế trẻ; một chiếc ghế dựa dễ dàng di chuyển để tiện cho việc chăm sóc trẻ; một vài món đồ chơi; một vài con thú bông, thú nhựa ngộ nghĩnh treo trên cũi; một chiếc bàn nhỏ để đặt các vật dụng pha sữa.

Lưu ý:

Không đặt cũi sát cửa sổ, nơi quá nhiều ánh sáng .

- Không đặt cũi sát cửa sổ, nơi quá nhiều ánh sáng khiến giấc ngủ của trẻ chập chờn và da bé dễ bị khô. Khi trẻ đã biết bò, trườn nên chọn cũi lớn hơn để không gây tai nạn khi bé muốn trèo ra ngoài.

- Tất cả đồ vật trong phòng của trẻ phải tuyệt đối tránh góc nhọn, các cạnh sắc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Những vật dụng khác trong phòng ngủ

- Rèm: Bạn chọn rèm có hoa văn trang trí dạng khối hoặc ô kẻ ngang dọc. Nhiều người lầm tưởng trẻ nhỏ rất thích các màu sắc rực rỡ nhưng thực ra, bé lại có xu hướng chú ý và phản ứng nhiều hơn với các hình khối đối lập đen - trắng hoặc trắng - đỏ.

- Đồng hồ: Đặt trong phòng bé một chiếc đồng hồ để bạn dễ canh giờ và lên lịch sinh hoạt cho trẻ làm quen với đồng hồ sinh học.

- Đèn chiếu sáng: Bạn cũng nên chú ý đến cường độ chiếu sáng của các bóng đèn trong phòng. Phòng quá nhiều ánh sáng là nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ chập chờn trong giấc ngủ và hay dậy nửa đêm. Điều này hoàn toàn không phải là một phỏng đoán mà đã được các nhà nghiên cứu chứng minh. Hơn thế, họ còn cho thấy những đứa trẻ ngủ dưới đèn sáng còn bị suy yếu hệ miễn dịch. Tốt nhất, bạn nên chọn loại đèn ngủ mờ để trẻ ngủ ngon giấc.

- Máy nghe nhạc: Để sẵn một chiếc máy nhạc cũng là một gợi ý rất hay bạn nên thử.

Những lưu ý khi cho bé ngủ trên giường

Dù trẻ ngủ với tư thế nào cũng phải nằm trong tầm quan sát của cha mẹ

Trẻ ngủ với tư thế nào cũng nên trong tầm quan sát của cha mẹ.

Hội chứng đột tử trẻ sơ sinh có thể tiềm ẩn nhiều trong những tư thế ngủ sai.

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng trẻ sơ sinh rất non yếu cần được quấn kỹ trong chăn để ngăn cảm lạnh. Thế nhưng, điều này hoàn toàn ngược lại. Khi ủ bé quá kín, thân nhiệt của bé sẽ tăng lên. Để phản ứng lại buộc cơ thể bé phải tiết mồ hôi. Như vậy, trong điều kiện này, mồ hôi tiết ra không có điều kiện thoáng khô mà thấm ngược vào da khiến bé dễ bị cảm hơn. Hơn thế, trẻ sơ sinh rất dễ dẫn đến tình trạng ngạt do những tình huống tương tự như vậy. Và đó là nguyên nhân dẫn đến những đột tử đáng tiếc.

Bạn nên xếp gọn gàng chăn gối và tập cho bé ngủ trên giường hoặc trong cũi để bé hít thở không khí từ xung quanh. Tư thế nằm ngửa có thể vừa giúp bố mẹ quan sát trẻ một cách dễ dàng vừa tránh cho bé những nguy cơ ngạt. Tuy vậy, nhiều bé lại thích nằm sấp hơn. Do đó, trẻ nhỏ lúc nào cũng phải nằm trong tầm quan sát của bố mẹ.

Không để quá nhiều đồ chơi phát ra âm thanh trên giường của trẻ

Bạn nghĩ những đồ chơi có nhạc sẽ giúp bé dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, thực tế, chúng chỉ khiến trẻ mất tập trung và dễ qua cơn buồn ngủ hơn. Để tạo môi trường cảm thụ âm nhạc tốt nhất nhằm ru con vào giấc ngủ ngon, bạn nên chọn nhạc nhẹ nhàng, có tiết tấu du dương, giai điệu trầm bổng và mở với âm lượng vừa phải.

Không nên sớm cho bé ngủ giường lớn

Khi chưa đủ 3 tuổi, bé vẫn chưa thể xác định phạm vi ranh giới của một chiếc giường. Vì thế, mẹ không nên cho trẻ nằm giường lớn quá sớm nhằm tránh các nguy cơ tai nạn.

Mẹ có thể tập dần cho trẻ từ cũi sang giường nhỏ trước. Khi trẻ đã quen thì hãy bắt đầu chuyển sang giường lớn hơn. Nếu thấy trẻ phản ứng không tốt, hãy cho trẻ trở về giường cũ. Việc bắt ép trẻ đi vào giấc ngủ với nơi mà nó cảm thấy mất an toàn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Yeutre.vn (Tổng hợp)

Xem thêm các bài viết khác nếu bạn quan tâm:

Hữu Ích Đáng tin cậy

    CHỦ ĐỀ MỚI