1. Những điều cần biết về nước ối
Nước ối được hiểu như là là môi trường sinh sống của thai nhi trong bào thai của mẹ. Nước ối hình thành nhờ sự thẩm thấu huyết thanh của người mẹ qua màng ối, hoặc chính huyết thanh của thai nhi thẩm thấu qua da bé. Chính những sự thẩm thấu này đã tạo nên một màng nhầy bao bọc quanh thai.
Khi mẹ mang bầu từ tuần thứ 10 đến 12 của thai kỳ, nước ối sẽ được tiếp tục hình thành nhờ dịch tiết ra từ phổi và nước tiểu từ thận của bé. Khi thai kỳ bước vào tuần thứ 16, bé sẽ uống nước ối của người mẹ rồi thải ra lại bằng đường nước tiểu. Vào giai đoạn tuần thai thứ 20, nước ối chính là huyết thanh của bé thẩm thấu ra ngoài qua niêm mạc, lúc này nước ối hình thành từ trong phế quản của bé.
Vậy nước ối giúp ích gì cho thai nhi? Nước ối góp phần giúp bé không bị xâm hại bởi các loại vi khuẩn cũng như cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cho thai nhi. Sự chèn ép từ những lần co thắt của tử cung người mẹ gây ảnh hưởng đến việc truyền máu qua dây rốn đến thai nhi cũng được nước ối ngăn chặn, không để bé bị va chạm hay sang chấn. Đặc biệt, nước ối còn là môi trường nhiệt độ ổn định, phù hợp để bé thoải mái vận động cũng như giúp xương bé được phát triển tốt.
2. Mẹ bầu có ít nước ối thì phải làm sao?
Nước ối thường tăng dần về cuối thai kỳ theo sự phát triển của bé. Theo đó, lượng nước ối vào khoảng 350ml ở tuần thai thứ 20, sau đó tăng lên khoảng 650ml ở tuần 25 và 26. Đến tuần thai thứ 32, lượng nước ối có thể lên đến 800ml cho tới 1000ml vào tuần 38 của thai kỳ. Trong khi đó, thời điểm thai kỳ ở tuần thứ 40, nước ối có xu hướng giảm chỉ còn khoảng 600ml đến 800ml. Lượng nước ối được cho là ổn định cho sự phát triển của thai nhi là vào khoảng 500ml đến 1000ml (phụ thuộc vào từng giai đoạn mang thai cụ thể).
Tuy nhiên, nước ối không phải lúc nào cũng ổn định như vậy đối với tất cả mẹ bầu, trường hợp thiếu ối (ít nước ối) vẫn có thể xảy ra. Do đó, các mẹ phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra lượng nước ối của bản thân (bằng cách khám và siêu âm theo chỉ định của bác sỹ) để thai nhi được phát triển ổn định nhất có thể. Vậy nếu mẹ bầu bị thiếu ối thì cần phải làm gì?
Trước hết, các mẹ phải thật bình tĩnh để không gây tổn hại về tâm lý đối với bản thân mình và thai nhi trong bụng. Sau đó, các mẹ phải thư giãn bản thân, tránh căng thẳng dẫn đến stress, kết hợp với việc nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ bầu cũng nên bổ sung nước cho cơ thể (từ 2,5l đến 3l nước khoáng một ngày) và chất dinh dưỡng cho cơ thể (tuy nhiên tránh ăn quá mặn). Truyền dịch để tăng lượng nước ối cũng là một phương pháp hiệu quả.
3. Nước ối bao nhiêu thì phải mổ?
Nước ối có thể nhiều (thừa ối) hay ít (thiếu ối) hoặc ở mức ổn định đều phụ thuộc vào sự tiêu thụ cũng như sản sinh nước ối của thai nhi và mẹ bầu. Thai nhi bài tiết ít nước tiểu do thận kém cũng là một trong các nguyên nhân giảm lượng sản sinh nước ối. Mẹ bầu có các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, nhiễm trùng mất nước… sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ nước ối. Do đó, nước ối bị thiếu là do các tác nhân ảnh hưởng đến sự tiêu thụ và sản sinh nước ối.
Trong thời gian của tuần thai thứ 38, thai nhi cơ bản đã phát triển khá ổn định và sẵn sàng để bước ra thế giới bên ngoài. Nếu mẹ bầu có số lượng nước ối bình thường, ổn định cho sự ra đời của thai nhi thì vẫn sinh con ra bình thường.
Vậy nước ối bao nhiêu thì phải mổ? Trong trường hợp mẹ bầu bị thiếu ối (thể tích nước ối dưới 200ml từ tuần thai thứ 37 trở đi), bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu nên mổ để đảm bảo sự an toàn cho cả hai mẹ con. Vì khi sinh nở bình thường, mẹ thiếu ối sẽ xảy ra hiện tượng nước ối cạn nhanh làm cho thai nhi dễ bị ngạt thở do tử cung co bóp mạnh, khiến tỷ lệ tử vong của thai nhi tăng cao.
Qua những thông tin ở trên, nước ối bao nhiêu thì phải mổ hẳn không còn là điều khiến các mẹ bầu phải băn khoăn nhiều nữa. Yeutre.vn tin rằng, khi theo dõi kỹ lưỡng thai kỳ, tuân thủ những lưu ý của bác sỹ, bổ sung nước đủ, dinh dưỡng hợp lý,...hẳn cả mẹ bầu lẫn thai nhi sẽ trở nên an toàn hơn với lượng nước ối đủ và tốt, đảm bảo thai nhi trong quá trình phát triển, cũng như mẹ đến lúc sinh nở.
Minh Hạ tổng hợp